Cấu trúc silo là gì? Cách tạo cấu trúc Silo hiệu quả cho website

Một Website có hệ thống, việc phân nhóm các danh mục rõ ràng, hợp lý sẽ giúp tăng trải nghiệm của người dùng. Việc tạo một cấu trúc Silo cho Website không những có vai trò thu hút người dùng, giảm tỷ lệ thoát trang mà nó còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với SEO. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được muabacklink.vn bật mí cách tạo cấu trúc Silo hiệu quả cho Website nhé!

Cấu trúc silo là gì?

Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc website chuyên chia các nội dung trên trang Web thành các thư mục riêng biệt. Những nhóm trong cấu trúc này sẽ được phân chia thứ bậc dựa trên topic và subtopic. Trong đó những nội dung nào có liên quan, cùng chủ đề sẽ được xếp chung nhóm với nhau. Cấu trúc Silo sẽ phân chia nội dung chính thành các category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời những băn khoăn, thắc mắc của người dùng và những thông tin mà họ đang loay hoay tìm kiếm. 

Một cấu trúc Silo càng chứa nhiều nội dung có liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của website trong mắt Google. Nếu như trang bạn chứa tất cả truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì điều đó được đánh giá là rất tốt. 

Xem ngay: Site map là gì? Cách tạo và khai báo Site map với google nhanh chóng

Những loại cấu trúc Silo trong SEO

Có hai cách triển khai cấu trúc Silo trong Search Engine Optimization là: Silo vật lý thông qua thư mục và Silo ảo thông qua liên kết.

Silo vật lý

Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu dùng để sắp xếp các trang có liên quan với nhau. Địa chỉ URL được tạo ra có thể cho người dùng lẫn Google bot biết trang đó đang viết về chủ đề gì. Đặc điểm của dạng silo vật lý là sử dụng cấu trúc “tên domain/silopage/sub-silopage”.

Silo ảo

Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc Internal Link của website để liên kết những nhóm bài liên quan lại với nhau. Và theo đó chúng sẽ tách rời những bài không liên quan ra. Điều này giúp làm tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo. 

Nếu như Silo vật lý đòi hỏi các trang chung chủ đề phải được xếp vào cùng một thư mục thì Silo ảo được hình thành bởi các Hypertext Link giữa các trang có cùng một chủ đề.

Bật mí cách tổ chức Silo cho Website

Trước khi bắt đầu tiến hành tạo cấu trúc Silo cho Website, điều quan trọng đầu tiên bạn cần phải nắm được là biết cách tổ chức cấu trúc Silo. Việc nắm được cách tổ chức sẽ mang tới cho bạn một cái nhìn khái quát. Để từ đó giúp cho bước tạo cấu trúc và phát triển Silo được hiệu quả hơn. Dưới đây là cách tổ chức Silo cho một Website mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Trước tiên cần phải xác định được chủ đề mà bạn muốn triển khai trong Website của mình là gì? Bạn viết về chủ đề gì? Chúng tôi khuyên bạn nên xem xét các chủ đề có cùng với từ khóa mà bạn đã nghiên cứu trước đó.
  • Lựa chọn ra cách triển khai cấu trúc trang web phù hợp. Và xác định rõ ràng các chủ đề Website của bạn.
  • Lập kế hoạch cấu trúc liên kết; kiểm tra cấu trúc liên kết và quyết định cách tốt nhất để kết nối các trang lại với nhau. Sau đó hãy cố gắng củng cố chủ đề của mình theo cách mọi người tìm kiếm nội dung. Một điều quan trọng bạn nên lưu ý là thường sẽ cần ít nhất năm trang nội dung hỗ trợ để thiết lập một chủ đề silo.
  • Bắt đầu triển khai và xây dựng các silo của bạn, xuất bản nội dung, tạo liên kết để kết nối các trang hỗ trợ trong mỗi silo và bên cạnh đó củng cố các trang đích silo cấp cao nhất của bạn.

Cách tạo cấu trúc Silo cho Website hiệu quả, nhanh chóng

Việc triển khai cấu trúc Silo đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp:

  • Hỗ trợ điều hướng các bài đăng trong Website nhanh chóng hơn.
  • Tăng trải nghiệm người truy cập.
  • Góp phần xây dựng Internal link tốt hơn.
  • Giúp các nội dung trên Website được sắp xếp, phân chia một cách khoa học.
  • Hỗ trợ điều hướng Landing Pages trong website một cách dễ dàng.
  • Giúp các Bot công cụ tìm kiếm của Google có thể quét được tổng thể trang web chính xác, nhanh chóng và dễ dàng.

Vì vậy có thể thấy việc tạo cấu trúc Silo là một điều bắt buộc cho Website. Dưới đây là chi tiết các bước tạo cấu trúc Silo cho Website hiệu quả, nhanh chóng:

Xác định chủ đề và có những định hướng cho Website

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất là xác định chủ đề và đưa ra những định hướng cho Website. Để có được quyết định chính xác nhất thì bạn cần trả lời được các câu hỏi như:

  • Chủ đề chính mà bạn muốn hướng tới cho Website là gì?
  • Những đối tượng nào sẽ truy cập về chủ đề này?
  • Các vấn đề mà những chủ đề này giải quyết cho người dùng là gì?

Nếu đã có sẵn một cấu trúc website, bạn cần phải xác định được trên tổng domain của mình hiện tại đã lên top những từ khóa nào. Điều đó sẽ giúp bạn có thể xác định được chính xác Google đang hiểu website của mình nói về chủ đề nào. Ngoài ra bạn cũng phải xác định được tương tác người dùng trên website của bạn như thế nào?

Bên cạnh đó đừng quên nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh có cùng chủ đề và đang có xếp hạng cao trên thanh công cụ tìm kiếm (có thể phân tích cả global).

Tiến hành thiết kế và xây dựng cấu trúc Silo

Bạn phải hiểu rằng, internet là một chuỗi mạng lưới khổng lồ được kết nối với nhau qua các liên kết. Chính vì vậy, để có thể hiểu hết được nội dung khổng lồ trên internet, Google Robots (bộ máy công cụ tìm kiếm) đã chia nhỏ các trang trên internet thành nhiều nhóm content khác nhau. Điều này giúp nó dễ dàng hiểu được các nhóm content đang nói về chủ đề nào. Và cứ như thế Google Robots sẽ chia các chủ đề nhỏ hơn nữa để có thể hiểu tường tận nhất.

Về cơ bản, có 2 cấu trúc Silo mà bạn có thể triển khai cho website của mình là Physical Silo và Virtuals Silo. Ở mỗi cấu trúc cũng sẽ có những đặc điểm, ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể thì:

  • Physical Silo (Silo vật lý): Đây là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục URL. Chúng hoạt động như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau. 
  • Virtuals Silo (Silo ảo): Là hình thức sử dụng cấu trúc Internal Link của website để liên kết những nhóm bài có liên quan lại với nhau. Và tách rời những bài không liên quan, không có cùng chủ đề ra. 

Áp dụng các loại liên kết

Sau khi đã tổng hợp, phân loại, tiếp theo bạn cần sử dụng các liên kết để tạo ra cấu trúc Silo. Các liên kết này có thể là Internal Link (liên kết nội bộ) kết hợp cùng với các Anchor Text, Inbound Link hay Outbound Link.

Đăng tải nội dung

Sau khi đã chuẩn bị nội dung và chắc chắn nội dung đã thực sự chất lượng, có thể giải quyết được những nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng thì bắt đầu đăng tải nội dung. Để nội dung lên Top nhanh hơn, điều quan trọng nhất là chất lượng nội dung của bạn phải ít nhất bằng đối thủ.

Bên cạnh đó, cần tối ưu Content thường xuyên. Chúng không chỉ có vai trò giúp tăng thêm tính đa dạng mà còn mang lại hiệu quả tăng thêm nội dung. Từ đó giúp tăng hiệu quả trải nghiệm trang web của người truy cập mỗi khi họ ghé thăm. 

Xem ngay: Disavow link là gì? Bật mí cách disavow link chi tiết nhất từ A-Z

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin về cấu trúc Silo là gì, cách tạo cấu trúc Silo cho Website hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua những chia sẻ về cấu trúc Silo ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

Bài viết liên quan