(+84) 35 364 8183
Số 200/1/40 Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Meta description là gì? Meta description có bao nhiêu ký tự?

Hiện nay, nhiều người luôn cho rằng để đưa trang web tiếp cận khách hàng tốt nhất chỉ cần nội dung content chuẩn seo. Trong đó, thẻ meta description đóng một vai trò quan trọng.

Vậy thẻ Meta Description là gì? Lợi ích của nó thế nào? Và cách viết meta description như nào để chuẩn SEO?… Hãy cùng muabacklink.vn trả lời những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!

Thẻ meta description là gì?

Trước khi tìm hiểu rõ hơn về meta description, chúng ta hãy tìm hiểu định nghĩa về thẻ meta. Thẻ meta hay meta tag là đoạn văn bản mô tả nội dung của trang. Tuy nhiên, chúng không xuất hiện trên chính trang đó mà chỉ xuất hiện trong mã nguồn của trang. Trong SEO, meta được chia 4 loại chính, nổi bật nhất là loại meta description.

Meta description cũng có nghĩa là mô tả thông tin về trang, tóm tắt về trang web mà bạn quan tâm. Mục đích của thẻ này là thu hút sự chú ý của khách hàng vào website của bạn. Chính vì vậy, nội dung của thẻ phải đáp ứng nhiều tiêu chí. Trong đó, quan trọng nhất là ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn. 

Bên cạnh tiêu đề và sapo, thẻ meta description đóng vai trò quan trọng trong một bài viết chuẩn seo. Nếu được tối ưu tốt, nội dung bài viết sẽ thu hút một lượng lớn click, like và share. Điều này sẽ góp phần tăng thứ hạng website, tăng độ phổ biến và ảnh hưởng của bài viết trong cộng đồng. 

Xem ngay: SEO là gì? Tất tần tật những điều cần biết về SEO 2022

Thẻ meta description nên dài bao nhiêu ký tự?

Bình thường thì độ dài ký tự của thẻ meta description là không bị bó buộc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều người đang hiểu nhầm về điều này: thẻ meta description bắt buộc phải từ 155-160 ký tự và điều đó hoàn toàn sai. Bạn vẫn có thể chọn cho mình một thẻ mô tả trang dài hơn trong khoảng từ 155-300 ký tự.

Nhưng để viết meta description chuẩn Seo, bạn nên viết chúng dài không quá 155 – 160 ký tự mặc dù gần đây Google đang thử nghiệm những đoạn dài hơn.

Meta description có ảnh hưởng đến thứ hạng không?

Như chúng ta cũng biết thẻ meta description hỗ trợ Google nhận biết rõ hơn về chủ đề bài viết. Khi đó, Google sẽ giúp bài viết lên top dễ hơn.

Mặc dù Google đã công bố vào 9/2009 rằng cả mô tả meta lẫn meta keyword đều không phải là yếu tố xếp hạng của Google cho tìm kiếm trên web. Nhưng chúng được dùng để tóm tắt nội dung chính của trang web và một phần tác động đến xếp hạng của bài viết.

Thông thường, bạn sẽ thấy phần khai báo này phía dưới title bài viết hay trang web mỗi khi tìm kiếm. Nếu phần thẻ này chứa nội dung hay thì bài viết sẽ thu hút lượt click nhiều, từ đó đưa bài viết lên xếp hạng cao hơn một cách tự nhiên.

Tại sao nên tối ưu meta description?

Dù thẻ meta description giúp Google nhận biết được nội dung của trang web bạn nhưng bạn nên lưu ý, để xếp hạng cao hơn bạn cần biết cách tối ưu thẻ này.

Lưu ý: Thẻ Meta Description bạn cần tối ưu đúng tiêu chuẩn Google quy định nhưng cũng cần tối ưu cho trải nghiệm người đọc. Nếu chỉ cố gắng tối ưu cho máy tìm kiếm mà không chú ý đến người đọc thì cũng không đạt yêu cầu.

Meta description như thế nào là chuẩn SEO?

Đủ số lượng ký tự theo quy định của công cụ tìm kiếm

Để viết meta description chuẩn Seo, bạn nên viết chúng dài không quá 155 – 160 ký tự. Vì Google thực sự không đo bằng các ký tự – nó đo bằng các điểm ảnh, tức là nó sẽ cắt bỏ đoạn meta description khi đạt chiều dài nhất định.

Lưu ý rằng độ dài tối ưu sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình huống. Mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị cho người dùng và thúc đẩy tỷ lệ click. Chính vì vậy, không cần quá cứng nhắc khi áp dụng tiêu chí này. Tuy nhiên, nếu đạt chuẩn số lượng ký tự, hiệu quả SEO sẽ tốt hơn.

Chứa từ khóa bạn muốn SEO

Điều này dường như chắc chắn ai cũng cần nắm được. Bởi thử nhất để từ khóa dễ dàng trùng khớp với các từ mà người đọc muốn tìm nên bài viết có khả năng cao được hiển thị ở danh mục kết quả tìm kiếm. 

Thứ hai, nếu từ khóa tìm kiếm khớp với văn bản trong mô tả meta, Google sẽ có xu hướng sử dụng mô tả meta và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm. Điều đó sẽ làm cho liên kết liên quan nhiều hơn. 

Về mật độ từ khóa trong meta description, thông thường từ khóa sẽ xuất hiện từ 1-3 lần. Tuy nhiên, đây là một lời quảng cáo ngắn gọn và súc tích. Chính vì vậy, bạn nên để từ khóa xuất hiện một lần.

Nội dung liên quan đến trang web

Vì thẻ meta description chứa nội dung mô tả trang giúp Google nhận biết về nội dung trang nên việc nội dung liên quan đến trang web là rất quan trọng. Google sẽ phát hiện những mô tả meta lừa người truy cập click vào.

Đặc biệt, Google có thể phát hiện và phạt các trang web tạo ra các mô tả meta không ăn khớp với nội dung trang.

Do vậy bạn nên viết mô tả meta khớp với nội dung trên trang, viết chân thực không trái ngược sự thật. Như vậy time onsite sẽ thấp lại tác động tiêu cực tới xếp hạng.

Những cách tốt nhất để tối ưu Meta Description

Các meta description không chỉ cần được tối ưu mà còn cần cách viết hấp dẫn và lôi cuốn. Đây là giải pháp tốt nhất để trang web của bạn được nhiều lượt click từ phía khách hàng. Khi tạo được sức ảnh hưởng lớn, giá trị hình ảnh và thương hiệu của bạn được nâng cao. Điều này đem đến nhiều cơ hội phát triển, quảng bá và khẳng định tầm vóc thương hiệu. Chính vì vậy, hãy đầu tư và chăm chút nội dung thẻ Meta description. 

Viết nội dung thật hấp dẫn và lôi cuốn

Thẻ mô tả meta có chức năng như một lời quảng cáo. Nó thu hút người đọc đến một trang web từ SERP, do đó là một phần quan trọng của tiếp thị tìm kiếm. Việc tạo một mô tả hấp dẫn và sử dụng các từ khóa quan trọng có thể cải thiện tỷ lệ click cho một trang web.

Để tối đa tỷ lệ nhấp chuột trên các trang kết quả tìm kiếm, bạn nên sử dụng cách in đậm các từ khóa trong thẻ mô tả một cách hợp lý. Bởi điều quan trọng là Google và các công cụ tìm kiếm khác thường in đậm các từ khóa trong phần mô tả. Vậy nên khi bạn in đậm sẽ giúp chúng khớp với truy vấn tìm kiếm. Ngoài ra, văn bản in đậm này có thể thu hút đôi mắt của người tìm kiếm.

Về nội dung, thẻ meta description nên chứa những lời kêu gọi hành động tích cực hay một lời mời gọi người đọc click vào trang của bạn. Vậy nên bạn không nên viết mneta cho có mà bạn cần đầu tư sao để nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề. Không nên kêu gọi quá đà để tránh gây phản cảm, tạo tác dụng tiêu cực khi người dùng tìm kiếm. Bên cạnh đó, nội dung thẻ meta description cần phải liên quan chặt chẽ đến nội dung bài viết. Không nên viết lan man, sáo rỗng, không phù hợp với nội dung.

Tránh trùng lặp thẻ Meta Description

Để bài viết bạn nổi bật, phần meta description nên chứa nội dung không bị trùng lặp. Một cách để các mô tả meta không trùng lặp là thực hiện lập trình để tạo các mô tả meta duy nhất cho các trang tự động.

Không bao gồm dấu ngoặc kép (“)

Bất kỳ dấu ngoặc kép nào được sử dụng trong phần meta, Google sẽ cắt mô tả đó tại dấu ngoặc kép trên trang kết quả tìm kiếm. Để tránh điều này xảy ra, cách tốt nhất của bạn nên xóa tất cả các ký tự không phải chữ và số trong mô tả meta. Tránh sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ mô tả để tránh bị cắt ngắn khi xuất hiện trên SERP.

Đôi khi không nên viết meta description

Khi website của bạn hướng đến dạng bài viết có lưu lượng truy cập từ khóa dài (ba hoặc nhiều từ khóa). Trường hợp này bạn không cần sử dụng meta description mà nên để công cụ tìm kiếm tự quyết định chọn văn bản cho mô tả meta. Bởi các công cụ tìm kiếm chọn một mô tả meta, họ luôn hiển thị các từ khoá và các cụm từ xung quanh mà người dùng đã tìm kiếm.

Trong những trường hợp hy hữu, khả năng viết meta của bạn có hạn làm giảm sự hấp dẫn cho trang web. Thậm chí, điều này còn làm giảm sự liên quan đến các từ khóa. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể không viết nội dung thẻ. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn cần cải thiện khả năng viết nội dung thẻ Meta description. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng tích cực lên website của bạn. 

Lưu ý: Công cụ tìm kiếm sẽ có trường hợp không sử dụng đến meta description của bạn trong HTML. Điều này không thể lường trước được, bởi trong trường hợp Google nghĩ rằng mô tả meta hiện không đáp ứng đầy đủ truy vấn của người dùng và xác định một đoạn trên trang phù hợp hơn với truy vấn của người tìm kiếm.

Xem ngay: Cách viết bài chuẩn SEO – Bí kíp “vàng” cho những ai muốn có những bài viết đột phá

Tổng kết

Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy thẻ meta description cho trang web là một trong những yếu tố SEO Onpage quan trọng. Khi được tối ưu tốt, nó sẽ giúp bạn cải thiện khả năng click qua các trang kết quả, cũng như trên website hoặc khi chia sẻ qua social. Điều này giúp cải thiện hiệu quả thứ hạng của website trên bảng xếp hạng của Google. Chúc bạn thành công trong quá trình tối ưu thẻ Meta description và đạt kết quả SEO cao nhất! 

Bài viết liên quan