Site map đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ một chiến lược SEO nào. Theo đó, việc thiết lập Site map có thể giúp cho bot Google đến với tất cả các nội dung có trên website một cách nhanh chóng hơn. Vậy khi nào Website cần dùng Sitemap? Cách tạo và khai báo Site map với google như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được muabacklink.vn bật mí một số thông tin có liên quan tới Site map nhé!
Sitemap là gì?
Sitemap (sơ đồ website) là một file liệt kê các trang và tệp tin có trên website. Danh sách liệt kê được sắp xếp ở dưới dạng sơ đồ phân tầng theo thứ tự giảm dần sự quan trọng giúp các công cụ tìm kiếm:
- Thu thập dữ liệu trên trang web của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn
- Biết những URL nào tốt nhất mà bạn muốn ưu tiên xuất hiện
- Hiển thị kết quả trên trang tìm kiếm một cách thông minh hơn, từ đó có thể giúp người truy cập dễ dàng thấy được thông tin mà mình đang có nhu cầu tìm kiếm là gì.
Sitemap đặc biệt hữu ích cho những Website lớn hoặc những Website có nhiều trang không được liên kết. Trong những trường hợp này, Sitemap đóng vai trò quan trọng giúp hiển thị mối quan hệ giữa các trang và giúp công cụ tìm kiếm hiểu được trang web của bạn tốt hơn.
Bật mí một số loại Site map phổ biến hiện nay
HTML Sitemap
HTML Sitemap là sơ đồ website được xây dựng bằng mã HTML với mục đích chính là giúp cho người dùng dễ tiếp cận được mục họ đang có nhu cầu tìm kiếm hơn. Để người dùng dễ tìm thấy được thông tin mà mình đang có nhu cầu, HTML Sitemap nên được đặt ở phần Footer.
XML Sitemap
XML Sitemap được tạo nên với mục đích giúp bot của các công cụ tìm kiếm được định hướng và thu nhập thông tin trên website một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Một số loại Sitemap khác
Ngoài 2 loại Sitemap được bật mí ở trên, một số loại sitemap khác cũng phổ biến hiện nay là:
- Sitemap Index: Tập hợp các Sitemap được đính kèm và thường được dùng để đặt trong file robots.txt
- Sitemap-category.xml: Tập hợp cấu trúc của các danh mục có ở trên website.
- Sitemap-products.xml: Dành cho các link đi chi tiết về những sản phẩm trên trang.
- Sitemap-articles.xml: Dành cho các link chi tiết của từng bài viết ở trên website.
- Sitemap-tags.xml: Dành cho các thẻ trên website.
- Sitemap-video.xml: Dành riêng cho video trên các page, website.
- Sitemap-image.xml: Dành cho các link về hình ảnh.
Những lợi ích mà Sitemap mang lại
Bạn có thể không cần đến sitemap nhưng chắc chắn chúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nỗ lực cho chiến lược SEO của bạn. Một sitemap tốt sẽ luôn được Google đánh giá cao. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà sitemap mang lại mà chúng tôi muốn bật mí tới bạn đọc:
- Ảnh hưởng tới quá trình SEO: Sitemap không trực tiếp giúp tăng thứ hạng website trong quá trình SEO nhưng nó lại góp phần vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng truy cập và thu thập thông tin một cách hiệu quả. Và từ đó dễ dàng đánh giá những website đạt chuẩn. Theo đó, sitemap có nhiệm vụ hướng dẫn cho các bot của bộ máy tìm kiếm những thông tin, liên kết của website để từ đó các bot sẽ lập chỉ mục (index). Có thể thấy sitemap đóng một vai trò quan trọng góp phần làm nên thành công của một chiến lược SEO.
- Google index website nhanh hơn: Nếu không được Google Index thì Website của bạn sẽ không xuất hiện cho bất kỳ truy vấn nào. Và chắc chắn là, bạn sẽ không nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập tự nhiên nào cả. Bằng việc cho các bot của bộ máy tìm kiếm những thông tin, liên kết của Website, Google sẽ Index Website của bạn nhanh hơn.
- Hỗ trợ trải nghiệm người dùng: Về phương diện người sử dụng, Sitemap giúp cho người truy cập có thể định hình và hiểu được cấu trúc của trang web rõ hơn. Và thông qua đó giúp cho người dùng có thể truy cập và tìm kiếm thông tin mà họ cần một cách dễ dàng, chính xác nhất.
Khi nào Website cần dùng Sitemap?
Theo Google, nếu như website của bạn là một trang Web bình thường, không có quá nhiều trang hoặc quá nhiều media và bên cạnh đó các trang được liên kết với nhau đúng cách thì bot Google vẫn sẽ dễ dàng tiếp cận toàn bộ trang trên website. Chính vì vậy có thể thấy lúc này sitemap không thực sự cần thiết.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, Sitemap đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là công cụ đắc lực để tối ưu SEO. Cụ thể một số Website cần dùng tới sitemap có thể kể tới như:
- Website mới hoặc website đã có nhiều nội dung nhưng không xây dựng hệ thống internal link. Việc tạo Sitemap lúc này sẽ giúp Google Index (lập chỉ mục) nhanh hơn.
- Những website thương mại điện tử sở hữu nhiều danh mục lớn và có tới hàng trăm danh mục con. Việc tạo sitemap cho website trong trường hợp này sẽ giúp bot crawl hiệu quả hơn và hiển thị được những kết quả tìm kiếm sản phẩm chính xác hơn.
- Nếu bài viết của bạn bị copy hoặc được dùng để trích dẫn cho nhiều trang Web khác nhau thì Sitemap có thể chứng minh cho Google rằng bài viết của bạn là bài viết gốc.
Xem ngay: Bí quyết SEO không cần backlink nhưng vẫn lên Top Google
Hướng dẫn cách khai báo Site map với google nhanh chóng
Cách khai báo Site map với google như thế nào luôn là thắc mắc chung của rất nhiều người làm SEO, đặc biệt là những người mới. Hiện nay, bạn có thể gửi Sitemap của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng cho Google từ Google Search Console. Từ bảng điều khiển, nhấp thu thập thông tin => Sitemap =>Thêm Sitemap thử nghiệm => Kiểm tra Sitemap của bạn. Bên cạnh đó trước khi gửi site map đi, bạn cần phải kiểm tra thật cẩn thận tình trạng của sitemap xem có mắc lỗi, sự cố gì không nhằm ngăn các trang đích chính bị lập chỉ mục.
Lưu ý: Việc gửi Sitemap cho Google cho biết được những trang nào bạn cho là chất lượng cao và xứng đáng được lập chỉ mục. Tuy nhiên điều đó không đảm bảo rằng chúng sẽ được lập chỉ mục.
Bật mí một số mẹo tối ưu Sitemap hiệu quả
Một sitemap được tối ưu sẽ giúp bài viết, Website của bạn nhanh chóng được Google Index hơn. Vậy mẹo tối ưu Sitemap là gì? Dưới đây là một số cách mà chúng tôi muốn bật mí tới bạn đọc:
- Sử dụng plugin tool để tạo sitemap tự động: Việc này vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức, vừa giúp đem lại hiệu quả cao so với việc tạo sitemap thủ công.
- Gửi khai báo sitemap của website tới Google: Sau khi khai báo sitemap, Google sẽ từ đó hiểu cấu trúc trình bày của website và khám phá ra các lỗi bạn có thể sửa để từ đó đảm bảo các trang của bạn được lập chỉ mục đúng.
- Cài đặt phiên bản canonical của URL trong sitemap: Đối những website có nhiều trang cùng giao diện, chỉ khác biệt về màu sắc thì bạn nên sử dụng thẻ “link rel=canonical” để Google biết được trang nào là trang chủ của bạn.
- Không được đưa URL ‘noindex’ vào sitemap: Nếu bạn đặt những trang không quan trọng với những trang quan trọng vào cùng một chỗ thì sẽ không thể hiện được sự đồng nhất. Và bên cạnh đó còn dễ gây nhầm lẫn cho người thực hiện SEO. Vì vậy, đối với những URL thật sự không quan trọng, không có tác dụng đối với SEO thì bạn nên loại bỏ ra chúng ngay khỏi sitemap.
Ngoài ra còn một số cách khác có thể kể tới như:
- Giảm kích thước, dung lượng file nhỏ nhất có thể
- Tạo nhiều sitemap nếu như website có hơn 50.000 URL
- Nên tạo sitemap XML động cho các website có quy mô lớn
- Nên sử dụng tag Robots Meta thay vì sử dụng Robots.txt,…
Tổng kết
Trên đây là bật mí một số thông tin về Site map là gì, vai trò của sitemap và cách khai báo sitemap với google nhanh chóng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về sitemap ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!