Để có thể đánh giá khách quan trải nghiệm của người dùng trên một trang hoặc toàn site. Bạn có thể sử dụng chỉ số Bounce Rate (tỷ lệ bỏ trang). Vậy Bounce rate là gì? Bounce rate bao nhiêu thì tốt? Làm thế nào để có thể tối ưu tỷ lệ thoát mức thấp nhất? Hãy cùng muabacklink.vn tìm hiểu nhé!
Bounce rate là gì?
Bounce rate là 1 thuật ngữ chỉ phần trăm số lượng người truy cập web của bạn. Sau đó họ rời đi ngay mà không nhấn vào bất kỳ nội dung nào nữa.
Ví dụ: Bounce rate của web là 80%. Nghĩa là trong 100 lượt truy cập web, có đến 80% rời đi.
Có nhiều lý do khác nhau khiến cho 1 hành động thoát khỏi web có thể xảy ra. Như:
- Người dùng clink “back” trên trình duyệt
- Người dùng đóng tab hoặc trình duyệt
- Người dùng click vào quảng cáo trên web, sau đó bị chuyển sang web khác
- Người dùng cập nhật 1 URL mới trên thanh địa chỉ trình duyệt
- Người dùng sử dụng tính năng tìm kiếm ngay trên thanh địa chỉ trình duyệt khi đang truy cập web bạn
- Người dùng click vào 1 trong các liên kết ra bên ngoài
Bounce rate được xem như 1 chỉ số quan trọng đối với web bởi:
Căn cứ khả năng truy cập của người dùng. Bạn có thể biết được độ hài lòng của khách như thế nào. Khi bounce rate tăng cao, chứng tỏ web chưa đáp ứng trải nghiệm người dùng. Không thu hút được người dùng ở lại và ngược lại. Khi trải nghiệm người dùng giảm, nghĩa là chất lượng web kém. Do đó, khó để có vị trí cao trên bảng xếp hạng.
Khách hàng rời khỏi trang nhanh sẽ khó để tạo nên tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, để nâng cao chuyển đổi, bạn cần tối ưu tỷ lệ thoát trang mức thấp nhất.
Xem ngay: Site map là gì? Cách tạo và khai báo Site map với google nhanh chóng
Bounce rate bao nhiêu là tốt?
Tất cả các web đều có bounce rate. Căn cứ vào loại hình và lĩnh vực hoạt động của web mà bounce rate cao hoặc thấp. Tuy nhiên, bounce rate của web nên vào khoảng 60%.
Hầu hết các web được tìm kiếm trên google hoặc trên các trang quảng cáo. Bounce rate sẽ cao. Còn web dạng tin tức, lượng truy cập nhiều. Người dùng đọc và ở lại trang hết bài này sang bài khác thì bounce rate sẽ thấp.
Thường thì người dùng đều có tâm lý chung khi truy cập web qua tìm kiếm trên google. Sau khi họ đã đọc những thông tin cần tìm kiếm sẽ thoát khỏi web mà không đọc thêm.
Nguyên nhân khiến bounce rate tăng cao
Tốc độ tải trang chậm
Có thể bạn cho rằng tốc độ tải trang tăng lên khoảng 1-2s là không đáng kể. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi thêm vài giây này có thể khiến khách hàng rời đi ngay. Từ đó bounce rate sẽ tăng cao là điều khó tránh.
Khoảng 50% người dùng rời trang nếu web tải chậm hơn 3s. (theo PhocusWright, Forrester Consulting).
Đặc biệt, tốc độ tải trang là thuật toán để google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm. Do đó, việc theo dõi và cải thiện tốc độ trang thường xuyên sẽ tác động tốt đến seo và tỷ lệ thoát.
Google luôn ưu tiên những nội dung mang đến trải nghiệm tích cực cho người dùng. Do đó, nếu 1 trang có thời gian tải chậm. Đồng nghĩa với việc mang đến trải nghiệm xấu cho người dùng.
Nội dung trên web không chất lượng
Nội dung trên web nên đáp ứng những nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên, nếu nội dung không thỏa mãn, không điểm nhấn. Họ sẽ rời đi ngay trong lần đầu truy cập. Ngược lại, nội dung chất lượng không những giữ chân khách hàng. Mà còn dẫn dắt họ đọc thêm các bài viết khác. Lúc này bounce rate giảm đi khá nhiều.
Trải nghiệm người dùng trên web kém
Bố cục, màu sắc, hình ảnh, cách trình bày… trên web có thể quyết định đến việc người dùng ở lại hay không.
Bạn không nên đưa tất cả những gì mình nghĩ hay quá chi tiết vào trang. Đôi khi nó gây phản tác dụng, dễ làm rườm rà, rối mắt. Khiến tỷ lệ thoát trang cao.
Tiêu đề và mô tả khác xa với nội dung
Thu hút khách hàng bằng cách đặt tiêu đề và mô tả bài viết hấp dẫn mà nội dung lại không liên quan. Bước đầu, có thể gây ấn tượng, thu hút được lượng truy cập của người dùng. Nhưng chắc chắn họ sẽ rời đi ngay nếu không thỏa mãn được các thông tin đang tìm.
Trang web không được thêm liên kết nội bộ nào
Liên kết nội bộ có thể dẫn khách hàng đi từ bài viết này sang bài khác. Từ đó cải thiện tỷ lệ thoát đáng kể. Do đó, việc không gắn link liên kết nội bộ cho bài viết trên web là thiếu sót lớn.
Web bị lỗi kỹ thuật
Lỗi kỹ thuật có thể khiến việc không tải được web xảy ra. Do đó, nếu thấy Bounce rate bất ngờ tăng trong web. Đây có thể là dấu hiệu web đang gặp một số lỗi kỹ thuật như 404, lỗi javascript, lỗi plugin…
Cách kiểm tra tỷ lệ Bounce Rate
Cách kiểm tra tỷ lệ Bounce Rate trong Google Analytics của một trang và của toàn bộ web được tính bởi công thức dưới đây:
Cách tính Bounce Rate của web
Bounce Rate của web = Tổng lượt thoát (bounce) trong thời gian nhất định/Tổng số truy cập (entrance) của 1 trang trong cùng một thời gian đó.
Trong đó:
- Bounce là số lượng truy cập trang duy nhất và mỗi truy cập chỉ có một gif request gửi về GA
- Entrance tổng số lần truy cập của người dùng
Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ web
Bounce Rate của toàn bộ web = Tổng lượt thoát (bounce) trong khoảng thời gian nhất định/Tổng lượt truy cập (entrance) của tất cả các trang tính trong cùng khoảng thời gian đó.
Một số gợi ý giúp giảm Bounce rate cho web
Tối ưu tốc độ trang trên PC và di động
Tốc độ tải trang quá chậm chính là nguyên nhân chủ yếu khiến người dùng thoát trang luôn. Do đó, bạn cần xử lý các yếu tố khiến web tải lâu trên PC và di động. Như dung lượng cao, theme quá nặng, hosting chất lượng thấp, lỗi cache, tối ưu dữ liệu…
Chú trọng nội dung
Nội dung bài viết cần liên kết chặt chẽ với tiêu đề, mô tả, tránh “đánh lừa” người dùng. Họ sẽ thoát ngay nếu không tìm được thông tin mong muốn. Hơn thế, các bài viết cần có nội dung hay, kích thích, lôi cuốn người dùng thực hiện các hành động tiếp.
Sử dụng liên kết nội bộ
Đây là phương thức giúp giảm tỷ lệ thoát hiệu quả. Bạn cần chèn link đúng chỗ, đúng cách để kích thích tính tò mò, tìm kiếm của người xem. Đặc biệt liên kết nội bộ có thể dẫn dắt người dùng đi từ trang này sang trang khác. Do đó giữ chân được khách và từ đó giảm bounce rate.
Xem ngay: Cách đi link nội bộ – Giải pháp thông minh giúp website thăng hạng
Thêm tính năng hiển thị các bài viết liên quan
Bài viết cùng chủ đề tìm kiếm của người dùng sẽ khiến họ tiếp tục nhấn liên kết. Sau đó chuyển sang các bài tiếp theo. Lượng thoát ngay trọng những giây đầu gần như không có.
Dùng Pop-up hợp lý
Đây là mẫu quảng cáo ăn theo xuất hiện ngay khi truy cập web. Người xem có thể cảm thấy khó chịu, thoát ngay ra. Do đó, bạn nên cân nhắc khi sử dụng pop-up, hạn chế quảng cáo có thời gian quá lâu. Hay nội dung không hấp dẫn khiến người dùng thoát ra ngay lập tức.
Hạn chế quảng cáo
Khi đang bị lôi cuốn bởi thông tin hấp dẫn. Một quảng cáo bỗng xuất hiện, quả là tồi tệ. Trong trường hợp này, hoặc họ sẽ kiên nhẫn xem hết quảng cáo. Hoặc họ sẽ thoát luôn khi màn hình thay đổi. Do đó, cần cân nhắc thật kỹ.
Dựa vào tỷ lệ thoát trang trong google analytics. Bạn có thể đo lường chất lượng traffic của web. Nếu bạn có nguồn traffic không chất lượng thông qua các kênh truyền thông. Khi đó, bounce rate sẽ là chỉ số đầu tiên cảnh báo bạn. Còn những gì diễn ra tiếp theo thì tùy bạn hiểu con số như thế nào và đưa ra giải pháp thích hợp.
Biết bounce rate của web cho phép bạn đưa ra quyết định sáng suốt liên quan tới nội dung marketing. Cải thiện seo hoặc cro, hay trải nghiệm người dùng. Bạn có thể sử dụng nó làm số liệu theo dõi. Xem các thay đổi của bạn trên web là tích cực hay là tiêu cực.
Bounce rate không phải điều xấu. Ngay cả khi bạn đã xác định bounce rate thấp hơn trên 1 trang nhất định là điều tốt. Nó không có nghĩa là việc chỉ số thấp luôn có lợi. Chẳng hạn bạn chạy thử nghiệm A/B khi chuyển đổi. Bounce rate giảm, nhưng doanh thu cũng giảm theo.
Bounce rate là 1 số liệu điều kiện tốt để thành công. Bounce rate giúp tìm kiếm các cơ hội cải thiện web 1 cách tuyệt vời. Nhưng chúng chỉ được xem là micro-conversion. Nên về cơ bản, bạn không nên tối ưu hóa chỉ để giảm bounce rate 1 trang.