Google Sandbox là một hiện tượng mà các SEOer thường hay nhắc đến mỗi khi SEO trên 1 web mới. Hay khi SEO 1 cụm từ khóa mới. Đó giống như 1 khoảng thời gian mà google thử thách 1 web mới bất kỳ. Có thể kìm hãm web đó xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.
Ngay cả khi bạn đã làm tốt mọi thứ, web cũng khó có thể đạt được thứ hạng như mong muốn. Cho đến khi giai đoạn này qua đi. Có điều hiện tượng sandbox chưa bao giờ được google công bố. Dù vậy hầu hết giới SEOer đều tin vào sự tồn tại của nó. Vậy google sandbox là gì? Làm thế nào để tránh được google sandbox? Hãy cùng muabacklink.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Google sandbox là gì?
Sandbox trong tiếng anh nghĩa là hộp cát. Google Sandbox là một thuật ngữ thường được các SEOer nhắc tới. Thuật toán này được hiểu là bộ lọc, một “hộp cát” mà Google tạo ra để kiểm soát. Hoặc quản chế, ngăn chặn việc các web mới có được thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm Google.
Đây có thể được xem là 1 khoảng thời gian thử việc mà google tạo ra cho web của bạn. Kể cả bạn đã làm hết gần đúng mọi thứ. Web của bạn sẽ khó có được thứ hạng cao nếu sandbox chưa đi qua. Thời gian này thường kéo dài khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn.
Xem ngay: Google Tag Manager là gì? Quy trình cài đặt và sử dụng GTM đúng cách
Thuật toán Google Sandbox này được phát hiện từ khi nào?
Google sandbox chưa từng được công nhận chính thức bởi google. Tuy vậy, SEOer vẫn luôn tin thuật toán này thực sự tồn tại.
Vào năm 2004, nhận thấy các web mới dù đã được google lập chỉ mục hợp lệ. Nhưng chúng không được xếp hạng ngay cả đối với các từ khóa và cụm từ cạnh tranh khá thấp. Tuy nhiên, những từ khóa này được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm khác.
Google luôn muốn cung cấp cho người dung các nội dung có tính xác thực, chất lượng cao. Do đó, việc google không hoàn toàn tin vào các web mới. Và đặt chúng vào quá trình thử nghiệm 1 thời gian là hoàn toàn hợp lý.
Rand Fishkin – Co-founder của Moz tiết lộ Google đã từng gắn Sandbox trên trang MOZ khoảng 9 tháng. Dù các backlink mà họ có được là hoàn toàn tự nhiên và whitechat.
Vào 2014, hộp cát của google nhận được làn sóng quan tâm khác. Khi chủ sở hữu web và các SEOer lại thấy các web mới của họ không được xếp hạng nhanh như trước. Điều này thường xuyên được thảo luận trên các diễn đàn mũ đen. Có thể là kết quả của 1 bộ lọc chống spam khác từ google.
Mục đích ra đời của Google Sandbox
Tạo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
Mang lại cho người dùng trải nghiệm, kết quả tìm kiếm tốt nhất chính là mục tiêu google hướng tới. Cũng bởi đó mà google sandbox xuất hiện. Nó được tạo ra để ngăn chặn các web kém chất lượng có thứ hạng cao. Thông qua các thủ thuật spam hoặc tối ưu công cụ tìm kiếm quá đà.
Những thủ thuật có thể kể tới như spam keyword trên trang. Hay sử dụng các thủ thuật backlink không whitehat.
Phạt/loại bỏ các web kém chất lượng
Tốc độ index của Google so với các công cụ tìm kiếm khác được xem là vượt trội hơn cả. Đây có thể vừa là ưu nhưng cũng vừa là nhược điểm của công cụ này.
Việc index nhanh giúp web có nội dung tốt, chất lượng xếp hạng cao. Từ đó, người dùng có thể tiếp cận dễ dàng các nội dung chính xác, hữu ích.
Tuy nhiên, việc index nhanh cũng là yếu điểm của google. Bởi 1 số SEOer mũ đen lợi dụng cơ hội này để tạo ra các liên kết spam. Giúp web nhanh chóng có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Việc tạo ra hiệu ứng sandbox đối với các web sử dụng hình thức SEO mũ đen không sai. Nhưng, sẽ không công bằng nếu các web này bị đối thủ chơi xấu. Hay sử dụng các hình thức spam link kém chất lượng.
Chính vì thế, hình phạt google sandbox này không kéo dài vĩnh viễn. Nó chỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian nhất định nhằm giúp google có thời gian xem xét. Đồng thời đánh giá chất lượng web để đưa ra các quyết định phù hợp.
Các nhà đầu tư SEO có cơ hội nhìn lại các tiêu chí nào là phù hợp. Hoặc tiêu chí nào là chưa phù hợp với các tiêu chí của google. Và sâu xa hơn là mục tiêu google muốn hướng tới- người dùng. Từ đó hoàn chỉnh nội dung và chất lượng web.
Nếu web bạn bị spam, sau một thời gian tình trạng này được khắc phục, hiệu ứng sandbox sẽ đi qua. Nhưng nếu web spam và tình trạng này vẫn tái diễn, google sẽ phạt site bạn vĩnh viễn.
Làm thế nào để nhận biết website bị Google Sandbox?
Dấu hiệu nhận biết
Một số dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết web của mình có dính google sandbox hay không?
- Keyword nằm ngoài top 100
- Web trượt dốc không phanh 1 thời gian dài dù đã tối ưu mọi cách
- Web không hề có bất kỳ kết quả nào trên google (mức nặng nhất)
Kiểm tra bằng công cụ
Hãy thử sử dụng các công cụ tìm kiếm khác như yahoo, bing, cốc cốc, hay firefox. Nhằm kiểm tra thứ hạng từ khóa web của bạn. Nếu từ khóa vẫn xuất hiện trong top 10 hay trang 2 của các công cụ tìm kiếm trên. Nhưng lại hoàn toàn mất tích, hoặc nằm ở thứ 300 trở lên trên công cụ tìm kiếm google. Chứng tỏ khả năng cao web đã dính google sandbox.
Nguyên nhân khiến web bị dính thuật toán Sandbox của Google
Nội dung sao chép, trùng, URL giống nhau: Đây là các yếu tố google để ý trên web của bạn. Để tránh dính sandbox, hãy xây dựng nội dung chất lượng, tránh trùng lặp ngay từ khi web mới thành lập.
Lượng backlink lớn, tăng đột ngột trong khoảng thời gian ngắn. Nếu lượng backlink bất ngờ tăng đột ngột, kèm chất lượng kém, chứa nội dung cấm hay nhạy cảm. Khả năng cao web đó sẽ bị google đưa vào chế độ quản chế sandbox.
Ngoài 2 yếu tố trên, việc web bị dính thuật toán google sandbox cũng có thể do:
- Tối ưu SEO on-page kém
- SEO quá đà cho web mới
- Bị đối thủ chơi xấu.
Cách khắc phục khi web bị Google Sandbox
Google có quy tắc nghiêm ngặt với các web mới. Do đó, cũng không quá khó hiểu nếu google áp sandbox để xem xét, kiểm tra. Đánh giá mức độ phù hợp của web nếu cho nó xuất hiện trên kết quả tìm kiếm google.
Nếu bạn là người làm SEO whitehat, luôn tuân theo quy định google. Thì cho dù thời gian đầu google dùng sandbox quản chế và xem xét web của bạn. Không sớm thì muộn web cũng sẽ thoát khỏi hộp cát này.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến web bị coi là spam
Khi phát hiện web bị sandbox, việc đầu tiên các nhà làm SEO cần làm là tìm hiểu nguyên nhân.
Có 2 yếu tố mà các SEOer chú trọng, bao gồm:
Sự thay đổi bất thường về lượng backlink và outbound link
Việc web có lượng backlink và outbound link thay đổi 1 cách bất thường và đột ngột sẽ khiến web bị để ý. Để kiểm tra sự tăng giảm thất thường, các SEOer có thể dùng công cụ. Như công cụ Ahrefs hoặc Google Search Console.
Với backlink: xây dựng web 1 hệ thống backlink chất lượng là điều rất tốt. Nhưng nếu số lượng backlink tăng đột ngột cùng với chất lượng backlink tệ đều bị coi là spam.
Khi xây backlink cần chú ý:
- Xây backlink thường xuyên, đều đặn, tránh đổ bộ ồ ạt
- Backlink cần có độ uy tín cao. Nếu phát hiện các web kém chất lượng hoặc lạ, tạo liên kết với web. Bạn cần sử dụng Google Search Console để disavow các web này
- Đối với Outbound link (External link): Các SEOer có thể kiểm tra các link này trong web bằng cách:
- Kiểm tra external link trên toàn web: Sử dụng công cụ Screaming Frog
- Kiểm tra external link trên 1 trang cụ thể: Sử dụng SEOquake.
Việc sử dụng External Link quá độ hay không kiểm soát chất lượng link trỏ ra ngoài web. Khiến cho Google có thể coi web của bạn là một site vệ tinh. Site vệ tinh này được dựng lên với mục đích gia tăng sức mạnh, spam cho các trang khác.
SEO quá đà cho web mới
Một số người làm SEO khi bắt đầu làm web mới thường có xu hướng “tối ưu hóa” quá đà. Mong muốn nhanh chóng đưa site lên TOP Google.
- Sử dụng nhiều thẻ H1 trên cùng 1 trang
- Đặt từ khóa chính tại mọi nơi trong văn bản hay nhồi nhét ở footer
- Sử dụng anchor text quá mức cho internal link
- Cố gắng kiếm traffic bằng các từ khóa không liên quan chủ đề web
- Trỏ tất cả internal link hoặc backlink tới các trang chính trên menu
- Liên kết tới các site độc hại
Xem ngay: Top 9 cách kiểm tra website có bị google phạt hay không cực chính xác
Tổng kết
Đó là toàn bộ những vấn đề bạn cần biết về google sandbox. Hy vọng đó sẽ là những thông tin “bỏ túi” hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn thành công!