(+84) 35 364 8183
Số 200/1/40 Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Internal link là gì? Hướng dẫn tạo internal link hiệu quả để tối ưu SEO

Internal link đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp Google tìm, lập chỉ mục và hiểu tất cả các trang có trên trang web của bạn. Nếu đặt và tạo Internal link một cách chiến lược, các liên kết nội bộ có thể giúp trang Web của bạn giữ được vị trí cao trong thanh tìm kiếm. Vậy cách xây dựng Internal link hiệu quả là gì? Tối ưu Website với Internal link như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin về Internal link là gì nhé!

Internal link là gì?

Internal Link hay còn được gọi là liên kết nội bộ là một liên kết từ trang này sang 1 trang khác của cùng 1 tên miền (Domain). Một số dạng liên kết nội bộ phổ biến hiện nay có thể kể tới như:

  • Link từ trang chủ tới các danh mục, bài viết
  • Link từ danh mục tới các bài viết nhỏ có tại Website
  • Link từ bài viết này đến với bài viết kia
  • Link từ menu, footer
  • Link dạng banner đặt trên website.

Việc tạo liên kết nội bộ đối với Website đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó giúp:

  • Chuyển sự uy tín, sức mạnh từ trang này sang tới trang khác
  • Điều hướng khách hàng truy cập vào các trang có giá trị chuyển đổi cao hơn
  • Thúc đẩy khách truy cập và hành động theo những lời kêu gọi hành động ví dụ như quyết định đặt mua hàng. 

Xem ngay: External link là gì? Cách lựa chọn và đặt External link hiệu quả có thể bạn chưa biết

Phân loại Internal link

Hiện nay, Internal link được phân ra thành 2 loại chính là: Navigational Internal Link và Contextual Internal Link. Cụ thể thì:

  • Đối với Navigational Internal Link: Hay còn được gọi là liên kết nội bộ điều hướng. Theo đó, loại liên kết nội bộ này được tạo nên với mục đích chính là dùng để điều hướng người truy cập. Khi triển khai loại liên kết này trên toàn website bạn sẽ giúp người dùng có thể tìm thấy được những gì họ muốn một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. 
  • Đối với Contextual Internal Link: Hay còn được gọi là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh, là kỹ thuật gắn link vào trong nội dung chính của bài viết. Những Link được đặt trong nội dung bài viết thường sẽ được trỏ tới các trang khác có các chủ đề liên quan.

Những lợi ích mà Internal link mang lại

Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với người dùng, công cụ tìm kiếm, liên kết nội bộ còn đóng vai trò quan trọng giúp tăng traffic cho Website. Cụ thể một số lợi ích chính mà Internal link mang lại có thể kể tới như:

  • Đối với người dùng: Liên kết nội bộ giúp điều hướng người dùng vào những trang mà họ thực sự quan tâm, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Bằng việc cung cấp, điều hướng người dùng tới những bài viết, thông tin mà họ đang thực sự quan tâm, Website của bạn sẽ thu hút được khách hàng quay trở lại truy cập trong những lần tiếp theo. 
  • Đối với công cụ tìm kiếm: Liên kết nội bộ giúp cải thiện việc lập chỉ mục trang web của bạn. Và bên cạnh đó còn giúp Google hiểu được tất cả các trang trên trang web của bạn một cách nhanh chóng.
  • Đối với Website: Liên kết nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đẩy từ khóa lên top, giảm tỷ lệ thoát trang. Và từ đó giúp cho Website của bạn có được một vị trí cao trên thanh công cụ tìm kiếm. 

Bật mí cách tối ưu Website với Internal link

Trước khi bắt đầu tối ưu Website với liên kết nội bộ, điều quan trọng nhất là bạn cần tìm hiểu thêm các nguyên tắc tối ưu Internal Link trong Website. Theo đó một số nguyên tắc quan trọng mà bạn không nên bỏ qua là:

  • Đặt Internal Link tại các Page có nhiều Backlink chất lượng trỏ về nhất
  • Xác định số lượng Internal Link và trang trỏ tới trong Website. Lưu ý số lượng link được trỏ không nên quá nhiều bởi điều đó chỉ khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu hơn và bot google cũng không đánh giá cao điều này. 
  • Việc đặt link phải phù hợp đúng mục tiêu tìm kiếm của người dùng.

Tiếp theo dưới đây là một số bước tối ưu Website với liên kết nội bộ mà bạn không nên bỏ lỡ:

  • Đầu tiên là cần xác định các Landing Page cần tối ưu lên Top. Theo đó nên tập trung vào những từ khóa rộng và có số lượng người truy cập lớn.
  • Liệt kê một cách chi tiết những cụm chủ đề cũng như từ khóa cần xây dựng Internal Link.
  • Lựa chọn Anchor Text có liên quan và phù hợp với nội dung của trang Web cần trỏ link.
  • Xác định mọi quyền hạn trên Website một cách cụ thể và chính xác
  • Sử dụng Internal Link để tăng thứ hạng cao cho các Landing Page đã được xác định từ trước đó. 
  • Bắt đầu sử dụng Internal Link để tối ưu hóa những nội dung mới cho Website.

Top 3 mô hình xây dựng Internal link mang tới hiệu quả hiện nay

Trước khi bắt đầu triển khai Internal link thì bạn nên cân nhắc trước đó mô hình xây dựng sao cho phù hợp. Theo đó mỗi mô hình xây dựng liên kết nội bộ sẽ có những ưu, nhược điểm và cách thực hiện khác nhau. Việc nghiên cứu kỹ càng để xây dựng mô hình Internal Link phù hợp cho website là một quan trọng trước khi bắt đầu thực hiện và nó cũng quyết định rất lớn tới thành công của một chiến dịch SEO. Theo đó có 3 mô hình xây dựng liên kết nội bộ mang tới hiệu quả cao được áp dụng phổ biến hiện nay là:

  • Mô hình kim tự tháp: Đối với mô hình này, link từ trang chủ sẽ dẫn xuống dần các chuyên mục nhỏ hơn. Và ngược lại các chuyên mục sẽ trỏ liên kết ngược lại trang chủ bằng những từ khóa có liên quan ở trang chủ bạn.
  • Mô hình bánh xe: Khác với mô hình kim tự tháp, mô hình này sẽ đi link dựa trên nguyên tắc là chia đều ra cho các trang con trên toàn website.
  • Mô hình Silo: Đây là dạng cấu trúc được biểu diễn thông qua mô hình Internal Link giúp kết nối và biểu thị mối quan hệ giữa các trang với nhau. Nếu như đi link theo mô hình silo sẽ giúp bot Google dễ dàng thu thập thông tin, tiết kiệm thời gian và ngân sách. Và bên cạnh đó còn giúp người dùng truy cập vào website có thể tiếp cận đến sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Mẹo hay xây dựng internal link chất lượng không nên bỏ lỡ

Nếu đi link nội bộ không đúng cách và không có chiến lược rõ ràng thì không những không mang lại hiệu quả cao mà còn làm cho bài viết cũng như Website của bạn bị giảm thứ hạng. Theo đó, dưới đây là một số mẹo nhỏ khi tạo internal link hiệu quả để tối ưu SEO mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Nên liên kết tới những trang liên quan để giúp cho những nội dung trên Website của bạn trông logic, đồng bộ hơn. Và bên cạnh đó sẽ giúp Google dễ dàng hiểu được website của bạn và lập chỉ mục nhanh hơn.
  • Đặt liên kết nội bộ ở những trang có traffic cao.
  • Đa dạng anchortext nội bộ nhưng vẫn cần đảm bảo là phải tự nhiên và phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể để được Google đánh giá cao.
  • Xây dựng menu trên đầu website để giúp làm nổi bật được chủ đề chính có ở trên Website. Ngoài ra còn giúp cho Google dễ dàng hiểu và đánh giá cao được nội dung có ở trên trang Web của bạn.

Bên cạnh đó, một số lưu ý khi SEO Internal link cũng rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua là:

  • Đặt internal link phù hợp với ngữ cảnh
  • Internal link nên điều hướng về trang chủ và danh mục
  • Dùng những trang có số lượng lượt truy cập nhiều nhiều để liên kết nội bộ
  • Không nên đặt quá nhiều liên kết trong cùng 1 bài viết, theo đó số lượng internal link trong một bài lý tưởng nhất là từ 3-5 link
  • Đa dạng Anchor text khi đi link nội bộ
  • Không nên chèn thẻ nofollow bởi thẻ này có thể làm giảm thứ hạng của từ khóa,…

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về Internal link là gì, cách tối ưu Website hiệu quả với liên kết nội bộ mà muabacklink.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua những chia sẻ về Internal link ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!

Bài viết liên quan