Robot.txt là gì? Cách tạo file robot.txt chuẩn SEO 2022

Robot.txt là một trong những yếu tố bạn cần kiểm tra và tối ưu trong kỹ thuật SEO. Bất kỳ sự cố hoặc cấu hình sai nào trong file robot.txt của bạn cũng có thể gây ra vấn đề về SEO. 

Đồng thời tác động tiêu cực đến thứ hạng của web trên bảng tìm kiếm. Robot.txt là tập tin văn bản trong thư mục gốc của web. Nó cung cấp chỉ cần cho các công cụ tìm kiếm dữ liệu về site. Nơi mà họ có thể thu thập thông tin, dữ liệu lập chỉ mục. Vậy robot.txt là gì và cách tạo file robot.txt chuẩn SEO như thế nào?

File robot.txt là gì?

Robot.txt là 1 file văn bản để quản trị web. Khai báo cho phép hoặc không cho phép user- agent search engine (BOT) thu thập dữ liệu (crawl) trong tài nguyên web.

Tệp này dùng để ngăn trình thu thập dữ liệu request trang web quá nhiều. Nó không phải cơ chế ẩn 1 trang web khỏi Google. Để ẩn 1 trang web, bạn nên sử dụng lệnh noindex (ngăn lập chỉ mục). Với thẻ meta robots hoặc bảo vệ trang bằng mật khẩu cho web.

File robot.txt được xem như 1 tập tin đơn giản chuyên được sử dụng quản trị web. Nó là 1 phần của REP- Robots Exclusion Protocol, chứa nhóm các tiêu chuẩn về web theo quy định. Công dụng của file này là giúp các nhà quản trị web có sự linh hoạt và chủ động trong việc kiểm soát bọ của Google.

File robot.txt được sử dụng để cấp quyền chỉ mục cho con bọ của công cụ tìm kiếm. Bất kỳ 1 web nào cũng nên sử dụng file robot.txt. Đặc biệt là các web lớn hoặc đang xây dựng.

Xem ngay: Schema là gì? Những loại Schema nào phổ biến nhất hiện nay?

Vai trò của File robots.txt đối với website

Chặn bọ từ google trong suốt quá trình xây dựng web

Trong quá trình này, khi mà hầu chứ mọi thứ chưa được như ý muốn. Đây là khoảng thời gian nhà tạo lập cần chăn bọ của google để nó không index nội dung chưa hoàn thiện. Bạn nên sử dụng file này trong quá trình thiết lập hệ thống. 

Nếu web đang hoạt động 1 cách ổn định thì không nên chèn các đoạn mã này vào file robot.txt. Bởi như vậy web của mọi người sẽ không xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm.

Chèn Sitemap

Sitemap giống như 1 tấm bản đồ giúp google có thể khám phá về web của bạn. Nếu số lượng bài viết được index của web quá lớn. Mà web đó không có sitemap thì google cũng không đủ tài nguyên index hết. Như vậy, 1 số nội dung quan trọng sẽ không xuất hiện.

Chặn bọ quét backlink

Hiện tại đang có 3 công cụ giúp quét backlink phổ biến. Đó là Moz, Majestic và Ahrefs. Các phần mềm này được trang bị chức năng quét backlink của bất kỳ web nào. Lúc này, công dụng của robot.txt sẽ ngăn điều này để khiến đối thủ không thể phân tích backlink của mình.

Chặn các thư mục cần bảo mật

Những mã nguồn của web thường đều có thư mục cần được bảo mật. Ví dụ như wp-includes, phpinfo.php, memcached, wp-admin, cgi-bin…

Các trang web này chắc chắn không được index. Bởi khi nội dung được công khai trên internet, hacker sẽ có thể lấy cắp những thông tin quan trọng. Thậm chí tấn công vào hệ thống của bạn. Công dụng của robot.txt lúc này sẽ là ngăn chặn google index các nội dung này.

Chặn các mã độc

Bên cạnh các phần mềm có thể giúp kiểm tra backlink. Vẫn còn 1 số phần mềm độc hại khác đối thủ có thể sử dụng. Có những bọ được tạo ra chuyên để sao chép nội dung. Hoặc những bọ gửi quá nhiều và nhanh request tới máy chủ của bạn. Nó khiến hệ thống bị hao phí băng thông và tài nguyên.

Chăn bọ đối với các trang thương mại điện tử

Các trang thương mại điện tử sẽ có một số tính năng đặc trưng dành cho người dùng. Chẳng hạn như đăng ký, đăng nhập, đánh giá sản phẩm hay giỏ hàng… Đây là những chức năng không thể thiếu. Họ thường tạo ra nội dung trùng lặp, những nội dung này không hỗ trợ cho việc SEO từ khóa. Do đó, bạn có thể sử dụng robots.txt chặn index các đường dẫn này.

Một số hạn chế của robots.txt

Trước khi tạo hay chỉnh sửa tệp robots.txt, bạn nên biết hạn chế của phương pháp chặn URL. Tùy vào từng mục tiêu và tình huống cụ thể. Bạn nên cân nhắc cơ chế khác để đảm bảo URL của bạn không tìm được trên web.

Một số công cụ tìm kiếm có thể không hỗ trợ lệnh trong tệp robots.txt.

Trình thu thập dữ liệu có quyền quyết định có tuân theo lệnh trong tệp hay không. Googlebot và trình thu thập dữ liệu web có uy tín khác tuân thủ hướng dẫn trong tệp robots.txt. Thế nhưng, một số trình thu thập dữ liệu khác có thể không thế.

Vì vậy, nếu bạn muốn đảm bảo an toàn thông tin của mình trước các trình thu thập dữ liệu. Bạn nên dùng các phương thức chặn khác, chẳng hạn như bảo vệ các tệp riêng tư bằng mật khẩu máy chủ.

Lợi ích khi sử dụng tệp robot.txt?

Các tệp robot.txt giúp kiểm soát truy cập trình thu thập thông tin đến khu vực nhất định trên web. Dù điều này có thể nguy hiểm nếu bạn vô tình không cho phép Googlebot thu thập dữ liệu toàn bộ web. Có một vài tình huống mà tệp robot.txt có thể tiện dụng như:

  • Ngăn chặn các nội dung trùng lặp xuất hiện trong SERPs. (robot meta thường là lựa chọn tốt hơn trong trường hợp này)
  • Giữ toàn bộ các phần trang web ở chế độ riêng tư
  • Giữ trang kết quả tìm kiếm nội bộ không hiển thị trên SERP công khai
  • Chỉ định vị trí của sơ đồ web (sitemap)
  • Ngăn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các tệp nhất định trên web của bạn (hình ảnh, PDF, v.v.)
  • Chỉ định độ trễ thu thập dữ liệu nhằm ngăn máy chủ bị quá tải. Khi trình thu thập dữ liệu tải nhiều phần nội dung cùng lúc.
  • Chặn tất cả trình thu thập dữ liệu web từ tất cả nội dung
  • Cho phép tất cả trình thu thập dữ liệu web truy cập vào tất cả nội dung
  • Chặn một trình thu thập dữ liệu web cụ thể từ một thư mục cụ thể nào đó.

Cách tạo File robots.txt chuẩn SEO

Nếu sau khi kiểm tra, bạn thấy web không có tệp robot.txt. Hay đơn giản là đang muốn thay đổi tệp robot.txt. Hãy tham khảo 3 cách dưới đây:

Sử dụng Yoast SEO

Bạn có thể chỉnh sửa hoặc tạo file cho wordpress trên chính WordPress Dashboard đơn giản. Đăng nhập vào web để thấy giao diện trang Dashboard.

Nhìn bên trái màn hình, click SEO => Tool => File editor

Tính năng file editor sẽ không xuất hiện nếu WordPress chưa được kích hoạt trình quản lý chỉnh sửa file. Do vậy, hãy kích hoạt thông qua FTP (File Transfer Protocol – Giao thức truyền tập tin).

Lúc này, bạn sẽ thấy mục robot.txt và .htaccess file. Đây là nơi giúp bạn tạo file robot.txt.

Qua bộ Plugin All in One SEO

Bạn có thể sử dụng bộ Plugin All in One SEO để tạo file nhanh chóng. Đây cũng là plugin tiện ích cho wordpress đơn giản và dễ sử dụng.

Để tạo file, bạn đến giao diện chính của Plugin All in One SEO Pack. Chọn All in One SEO => Features Manager => Active cho mục robots.txt

Khi đó, mục robots.txt sẽ xuất hiện như một tab mới trong mục lớn All in One SEO. Bạn có thể tạo lập và điều chỉnh file robots.txt WordPress tại đây.

All in One SEO giúp làm mờ đi thông tin của file robots.txt. Thay vì bạn có thể chỉnh sửa file như công cụ Yoast SEO. Điều này có thể khiến bạn hơi bị động khi chỉnh sửa file robots.txt WordPress. Tuy nhiên, yếu tố này giúp bạn hạn chế thiệt hại cho web. Đặc biệt một số Malware bots gây hại cho website mà bạn không ngờ tới.

Tạo rồi upload file robots.txt qua FTP

Nếu bạn không muốn sử dụng plugin để tạo file này. Bạn có thể tự tạo file robots.txt một cách thủ công cho WordPress của mình.

Bạn chỉ mất vài phút để có thể tạo file robots.txt WordPress này bằng tay. Sử dụng Notepad hoặc Textedit để tạo các mẫu file robots.txt WordPress theo Rule. Sau đó upload file này qua FTP mà không cần sử dụng plugin. Quá trình này rất đơn giản  và không tốn bạn quá nhiều thời gian.

Xem ngay: Site map là gì? Cách tạo và khai báo Site map với google nhanh chóng

Tổng kết

Robot.txt là một file vô cùng tiện dụng và được sử dụng rộng rãi. Với bất kỳ người làm web nào cũng nên nắm chắc phần này để quản trị web 1 cách hiệu quả. Trên đây, muabacklink.vn đã cung cấp toàn bộ những thông tin cần biết về file robot.txt. Và cách làm thế nào để tạo được file này cho trang web một cách chuẩn SEO dễ dàng. Chúc bạn thành công

Bài viết liên quan

Top 9 cách kiểm tra website có bị google phạt hay không cực chính xác

Đột nhiên một ngày nào đó, bạn chợt phát hiện web đang gặp một số vấn đề. Liệu có phải web đang bị google phạt hay không? Tại sao lại bị phạt? Làm thế nào để khắc phục lỗi này và tránh lặp lại trong tương lai? Đừng lo lắng, hãy kiểm tra trang web ngay. Bài viết này muabacklink.vn sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra web và gợi ý bạn hướng giải quyết đúng đắn.

Định nghĩa về Google penalty

Hình phạt của Google (Google Penalty) có thể khiến toàn bộ hoặc 1 phần web:

  • Không có trong bảng tìm kiếm của google
  • Xuống hạng đột ngột trên SERPs

Thường thì trường hợp dưới xảy ra là do google phát hiện bạn đang spam. Hoặc thao túng google bằng bất kỳ cách nào.

Chẳng hạn, việc giảm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm có thể do web. Hoặc vài trang nào đó tối ưu quá liều từ khóa…

Nói chung, có nhiều lý do dẫn đến việc web bị google phạt.

Xem ngay: Google analytics là gì? Bật mí cách dùng Google analytics hiệu quả

Lý do khiến Google phạt bạn?

Vậy tại sao google lại trừng phạt các web phổ biến? Thực ra, có nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến google để ý bạn:

Kỹ thuật Black Hat

Là các hình thức che giấu nội dung và điều hướng bắt buộc người dùng đến 1 trang bạn muốn. Che giấu ở đây là bạn không hiển thị đủ content thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng.

Điều này hoàn toàn khác so với trường hợp “thin content”.

Thin content nghĩa là bạn không cung cấp đủ thông tin cho người dùng. Chứ không phải đang cố tình che giấu người dùng.

Nó có thể dễ dàng xác định được bởi các công cụ tìm kiếm google. Đó cũng là cơ sở thuật toán Google Panda ra đời.

Các Google bots dạo khắp các web và xác định trang nào có thin content. Kết quả là web của bạn sẽ phải chịu án phạt Google Panda.

Nhiều URL đến các web chính cũng có thể bị phạt nặng vì bản cập nhật thuật toán Google Penguin. Dựa vào thuật toán này, google dễ dàng phát hiện các mẫu liên kết không tự nhiên.

Spam

Đây là 1 trong những lý do phổ biến nhất cho các hình phạt. Sau khi thuật toán Penguin với Payday Loan được update. Công cụ kiểm tra web phổ biến khác của Google – Exact Match Domain. Có mục đích giảm số lượng tên miền spam giống từ khóa chính.

Content trùng lặp

Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân quan trọng khiến web bị google phạt. Để tránh vấn đề này, bạn cần kiểm tra tất cả nội dung bằng công cụ kiểm tra đạo văn. Google cho phép web của bạn có tối đa 10% nội dung giống với tổng thể trang web.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khác, bạn vẫn có thể bị phạt.

Tốc độ tải trang web

Đây không phải yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp việc google phạt web bạn. Nhưng trong thời gian dài nó có thể làm giảm thứ hạng web. Và khiến web dính hình phạt thuật toán.

Một số yếu khác

  • Cấu trúc web không đúng hay hacker tấn công web cũng là lý do gây nên vấn đề này.
  • Đây là những lý do phổ biến nhất dẫn đến hình phạt của google. Vì thế, điều quan trọng là chủ sở hữu web cần biết nên làm gì để tránh những rắc rối đó.

5 Cách nhận biết web bạn đang gặp rắc rối

Liên kết không tự nhiên trỏ tới web

Nếu bạn mua link, trao đổi link, guest posting link, chèn link vào comment, gửi web đến hàng ngàn thư mục spam khác… Gần như bạn sẽ bị án phạt thủ công từ google và nhận được tin nhắn trong Search Console.

Để phục hồi, bạn cần yêu cầu Google Search Console loại các link hoặc để nofollow. Ghi lại các nỗ lực của bạn. Sử dụng công cụ disavow link để yêu cầu google không tính các liên kết đó. Đồng thời gửi yêu cầu đề nghị google xem xét lại.

Nếu thất bại lần đầu tiên, hãy dành thời gian lặp lại quy trình và gửi lại yêu cầu đánh giá.

Liên kết không tự nhiên trỏ từ web của bạn đến web khác

Nếu đã từng bán các link hay có nhiều link trong các trang của bạn trỏ đến web khác. Sau đó xóa đi các link hoặc để nofollow và gửi yêu cầu xem xét lại.

Thin content

Nếu web có nhiều trang chưa thin content, bạn nên xóa hoặc gộp các trang lại với nhau.

Việc để no index các trang thin content sẽ không hiệu quả. Hãy cố gắng bằng cách bổ sung content unique.

Trùng lặp Content

Google không thích các nội dung không là duy nhất. Nếu liên tục sao chép nội dung thì hãy dừng lại và làm theo các bước tương tự thin content.

Tối ưu hóa web của bạn

Một web không thân thiện với Search Engine Optimization không phải lý do để google phạt. Nhưng nếu bạn gặp rắc rối vì một hình phạt. Thì việc web thân thiện với SEP sẽ giúp kiểm tra tối ưu hóa web của bạn nhất có thể.

9 cách kiểm tra website có bị google phạt hay không cực chính xác

Traffic

Nếu đột nhiên bạn thấy traffic web giảm đột ngột. Điều cần làm là check lại xem có bản cập nhật nào được đưa ra tại thời điểm đó hay không.

Kiểm tra tên miền trên Google

Gõ Domain Name (tên miền) trên Google. Để xem liệu nó có xuất hiện 1 trong 10 kết quả hàng đầu hay không không. (không kèm phần TLD – Top level domain)

Nếu không, 90% có thể web bị Google phạt.

Bên cạnh đó, nếu bạn gõ tên domain và từ khóa chính trên công cụ tìm kiếm. Một số trang không hiển thị thì có thể bạn đã dính án phạt 1 phần từ google.

Kiểm tra hosting

  • Kiểm tra hosting hết hạn

Bạn nên kiểm tra phần này trước khi quá muộn. Cách làm rất đơn giản, đăng nhập hosting, nhấp services => my services. Sau đó hiện lên khung ghi ngày hết hạn hoặc gia hạn thêm. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng thường gửi mail nhắc nhở gia hạn trước 15- 30 ngày. Do đó, bạn nên theo dõi hộp thư thường xuyên để không bị bỏ lỡ.

  • Kiểm tra dung lượng hosting

Việc hosting đầy dung lượng có thể gây ra vấn đề như web chậm hay ngưng hoạt động. Thông thường, mỗi gói hosting cung cấp dung lượng ổ cứng nhất định. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đăng nhập quản trị hosting => resource usage góc phải.

Check lỗi trùng lặp Content

Check xem content của bạn có bị bỏ qua do trùng lặp content hay không? Kiểm tra bằng cách đơn giản nhất là thêm &filter=o vào cuối URLs bài viết. Nếu vẫn xuất hiện bài viết của bạn thì web của bạn bị phạt rồi đó.

Xem thêm: Content là gì? Bỏ túi bí quyết để có một bài viết content SEO đúng chuẩn?

Check file robots.txt

Hãy xem lại file robots.txt của mình có bị lỗi. Hay chặn Google index URLs của mình hay không?

Nếu bạn chặn google index trang thì gỡ ra là được. Sau đó kiểm tra lại thẻ meta robots xem bạn đang đặt noindex hay nofollow.

Check lại blacklist

Đôi khi google cũng nhầm lẫn khi lọc web của bạn vào danh sách blacklist. Cách kiểm tra khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng cú pháp sau:

https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= tenmien

Lưu ý thay “tenmien” bằng tên domain của bạn.

Google sẽ trả lại kết quả cho bạn ngay lập tức.

Kiểm tra Google PageRank

Pagerank đột nhiên bị giảm đột ngột cũng là một dấu hiệu đáng ngờ. Nó cho thấy web của bạn đang bị Google Penalty.

Đơn giản là bạn có thể dùng plugin SEO Quake để check google pagerank của web. Nếu pagerank web bị giảm thì nghĩa là web đã bị google phạt.

Kiểm tra các link của web

Khi bạn xây dựng bất cứ web nào. Nếu có 1 trang bị phạt thì rất dễ kéo theo các web khác cũng bị phạt tương tự.

Chính vì thế, hãy kiểm tra xem web của bạn có bất kỳ link từ bên ngoài trỏ về. Hay link từ web mình trỏ đến google phạt không. Nếu không cẩn thận, đây cũng có thể là nguyên nhân kéo đến việc web của bạn bị phạt theo.

Lời khuyên lúc này là bạn nên dùng công cụ Ahrefs. Để check chính xác xem web có dính trường hợp tương tự hay không nhé.

Tối ưu hóa quá liều (Over-optimized)

Bạn cần kiểm tra xem mình có đang cố thao túng google bằng cách nhồi nhét từ khóa. Hay anchor text giống nhau. Khi bạn cố tính làm thế, chẳng khác nào bạn đang kêu google hãy phạt bạn đi.

Điều bạn nên làm lúc này là có vài anchor text dài và chứa từ khóa chính. Đảm bảo nội dung mà bạn muốn link tới.

Tổng kết

Nếu không may web bạn bị google phạt cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần bạn làm những điều nhất quán trong một vài tháng. Web chắc chắn sẽ được gỡ bỏ án phạt của google.

Bên cạnh đó, nếu content của bạn tốt, nó sẽ thu hút nhiều organic traffic. Đồng thời cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng google.

Bài viết liên quan

Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin yoast seo chi tiết nhất

Hiện nay, có 25 công cụ SEO phổ biến được nhiều người làm SEO tin tưởng sử dụng. Yoast SEO chính là 1 trong 25 công cụ tiện ích bạn nên quan tâm đó. Vậy Yoast SEO là gì? Cách sử dụng plugin yoast seo như thế nào?

Yoast SEO là gì?

Về cơ bản, Yoast SEO là 1 trong các công cụ đắc lực và phổ biến nhất trên WordPress. Dù bạn đang xây dựng blog cá nhân hay chuyên SEO quản lý web thì Yoast SEO vẫn luôn là công cụ hiệu quả giúp tối ưu hóa web chuẩn SEO.

Plugin Yoast SEO có thể được cài trên bất kỳ trang WordPress nào. Đây là 1 trong những plugin SEO WordPress dễ sử dụng mà lại miễn phí. Bạn có thể mua Yoast SEO Premium để dùng đầy đủ tính năng. Về cơ bản, hầu hết tính năng quan trọng đều miễn phí.

Yoast SEO có thể hiểu là 1 công cụ hỗ trợ kiểm tra tiêu đề, meta description, quản lý sitemap… và những thứ liên quan đến SEO.

Xem ngay: Textlink là gì? Cách để vận dụng textlink một cách hiệu quả?

Hướng dẫn cài đặt Yoast SEO

Thực tế, việc cài Yoast SEO không quá khó như bạn vẫn nghĩ. Bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ 6 bước như sau:

  • Bước 1. Đăng nhập web WordPress của bạn

Sau khi đăng nhập, bạn thấy giao diện Dashboard

  • Bước 2. Nhấp vào plugins

Ở bên trái, bạn thấy 1 menu gồm nhiều tùy chọn. Hãy nhấp vào tùy chọn plugins.

  • Bước 3. Tìm kiếm Yoast SEO

Bạn nhấp vào Add New ở trên cùng màn hình. Nhập Yoast SEO vào ô tìm kiếm.

  • Bước 4. Cài đặt plugin

Sau khi nhấn tìm kiếm, bạn sẽ thấy giao diện hiển thị trang kết quả tìm kiếm. Nhấp vào Install Now kế bên plugin Yoast SEO để bắt đầu cài plugin.

  • Bước 5. Kích hoạt plugin

Nhấp vào nút Active (nằm cùng vị trí với nút install now trước đó).

  • Bước 6. Hoàn tất

Bây giờ bạn đã có thể bắt đầu với cấu hình plugin này.

Hướng dẫn sử dụng Yoast SEO một cách cơ bản

  • Làm thế nào để nhập thông tin 1 cách chính xác vào trình hướng dẫn cấu hình Yoast SEO?
  • Hộp meta Yoast SEO là gì? Cách thức hoạt động của chúng như thế nào?
  • Những điều mà bạn có thể làm trên bảng điều khiển

Sử dụng trình hướng dẫn cấu hình của Yoast SEO

Sau khi cài đặt Yoast SEO. Bạn truy cập vào dashboard của Yoast SEO bằng cách nhấp vào tab SEO trong dashboard WordPress.

Nếu đây là lần đầu sử dụng plugin. Bạn sẽ nhận được thông báo một thông báo có nội dung: first-time SEO Configuration. Ngay sau khi bạn đã nhấp vào liên kết Configuration Wizard. Yoast SEO sẽ hiển thị hướng dẫn giúp bạn thiết lập các cài đặt SEO cơ bản:

Nhấp vào liên kết đó. Trong trang đầu tiên của trình hướng dẫn, hãy nhấp vào Configure Yoast SEO. Các bước chi tiết như sau:

  • Bước 1: Environment (Tình trạng của web)

Trong mục Environment này, bạn có 2 tùy chọn A và B. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn hãy nên chọn tùy chọn A.

  • Bước 2: Site Type (Loại web)

Trong mục loại web, bạn lựa chọn loại web phù hợp nhất với web của bạn.

  • Bước 3: Tổ chức hoặc cá nhân

Lựa chọn web của bạn đại diện cho tổ chức hay cá nhân. Nếu lựa chọn web đại diện tổ chức, bạn sẽ phải nhập các thông tin sau:

  • Tên tổ chức
  • Hình ảnh, logo tổ chức (kích thước tối thiểu logo là 112x112px). Tip nhỏ cho bạn là nên sử dụng logo dạng hình vuông.
  • Nếu chọn web đại diện cho cá nhân, bạn cần nhập tên người đó vào.
  • Nhập tất cả các mô tả về phương tiện truyền thông xã hội cho web. Nếu web tổ chức thì đây là mô tả về phương tiện truyền thông của tổ chức. Nếu bạn tạo web cá nhân thì bạn có thể chỉnh sửa các chi tiết. Như tiểu sử, tên hay mô tả người dùng trên trang hồ sơ của WordPress.

Phần này giúp Yoast SEO cung cấp thông tin bổ sung cho google để tạo Knowledge Graph Card. Các thẻ này khá bắt mắt với google và được tạo ra từ những thông tin nhỏ lẻ.

  • Bước 4: Search Engine Visibility (Khả năng hiển thị công cụ tìm kiếm)

Trong phần này, bạn có thể chọn cho phép hoặc không các loại nội dung được index.

Tuy nhiên, phần này bạn nên để cài đặt theo mặc định. Trừ khi bạn có ý định khác. Nếu không đừng thay đổi bất kỳ thứ gì trong phần khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm.

  • Bước 5: Multiple Authors (Web nhiều tác giả)

Nếu web chi có bạn là người chỉnh sửa. Yoast SEO sẽ tự động đánh dấu lưu trữ phần tác giả là noindex. Điều này tránh nội dung bị trùng lặp.

Yoast SEO thực hiện điều này vì trên 1 blog chỉ có 1 tác giả. Lưu trữ tác giả sẽ được đánh giá giống 100% với blog được index thực tế của bạn.

Nếu web có nhiều tác giả, hãy chọn ‘yes”. Để mọi người có thể tìm thấy kho lưu trữ bài đăng của 1 tác giả cụ thể trong kết quả tìm kiếm.

  • Bước 6: Google Search Console

Google Search Console cũng là một công cụ của Google. Cho phép bạn có thể xem các thông tin, như web đang hoạt động như thế nào trong tìm kiếm không trả phí của Google.

Nếu bạn đã từng sử dụng Google Search Console. Bạn có thể cấp quyền Yoast SEO thu thập thông tin. Bằng cách nhấp vào Get Google Authorization Code và nhập mã vào đó.

Nếu không biết rõ về Google Search Console, bạn chỉ cần nhấp và next để bỏ qua.

  • Bước 7: Title Settings (Cài đặt tiêu đề bài viết)

“Tiêu đề chính” là dòng tiêu đề chính sẽ xuất hiện ngay trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Theo mặc định, Yoast SEO sẽ đặt tiêu đề như sau:

Tên bài viết*phân tách* Tên website

Trong phần này, bạn có thể lựa chọn 2 yếu tố bao gồm:

  • Tên web của bạn
  • *Dấu phân tách*

Ví dụ, bạn đăng 1 bài có tiêu đề “Làm sao để sử dụng Yoast SEO”. Với các cài đặt như trên. Trang web của bạn sẽ giống như sau: Làm sao để sử dụng Yoast SEO – “tên web”.

Hoàn tất trình hướng dẫn cấu hình trong bước 8 và bước 9, Yoast SEO sẽ giúp bạn:

  • Đăng ký nhận bản tin từ Yoast
  • Đặt mua Yoast SEO Premium, tài liệu đào tạo nghiên cứu từ khóa/đào tạo plugin.

Nếu không cần thiết thì bạn cũng không cần thực hiện 2 bước này. Chỉ cần nhấn next cho đến bước 10- Success. Sau đó nhấp vào Close để đóng.

Thực hiện xong 10 bước nêu trên có nghĩa là bạn đã hoàn tất công việc cấu hình Yoast SEO rồi.

Sử dụng hộp Meta Yoast SEO

Đây là nơi bạn tương tác nhiều nhất với plugin. Hộp meta có tác dụng như sau:

  • Phân tích nội dung bạn chuẩn bị đăng, cả về chất lượng SEO và khả năng đọc.
  • Cho phép cấu hình lại cài đặt để nội dung hoạt động hiệu quả trong Google và mạng xã hội.

Thông thường, hộp meta xuất hiện dưới trình chỉnh sửa WordPress. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, vị trí chính xác tùy thuộc vào các plugin và theme. Nếu bạn sử dụng trình chỉnh sửa khối WordPress. Bạn có thể thấy hộp này ở bên phải.

Bạn có thể tương tác với hộp này theo 3 cách sau:

  • Cho phép bạn chuyển chế độ xem kết quả mô phỏng trên Google Search. Phân tích khả năng đọc và các cụm từ khóa cần tập trung với nội dung nền tảng quan trọng
  • Cho phép truy cập vào các cài đặt bổ sung cho mạng xã hội
  • Cho phép truy cập các tùy chọn nâng cao

Tab tối ưu hóa nội dung

Tab này có tác dụng chính là thể hiện mức độ tối ưu hóa nội dung của bạn. Khu vực đầu tiên trong tab tối ưu hóa nội dung là chế độ xem kết quả mô phỏng Google Search

Bạn có thể nhấp vào nút Edit Snippet để chỉnh sửa thủ công tiêu đề SEO và thẻ mô tả meta. Khi chỉnh sửa các thông tin, bạn sẽ thấy 1 bản xem trước ở trên cùng.

Tab Social Media trong Yoast SEO

Trong tab social, bạn có thể định cấu hình bài đăng hoặc nội dung. Nếu chúng được chia sẻ lên Facebook hoặc Twitter một cách thủ công.

Thông thường, bạn không cần định cấu hình thông tin 1 cách thủ công. Vì Yoast SEO sẽ tự động hiển thị thông tin dựa trên yếu tố như:

  • Tiêu đề SEO
  • Hình ảnh nổi bật trong nội dung của bạn

Tab nâng cao Yoast SEO

Bạn sẽ không có mấy khi cần sử dụng đến tab nâng cao. Nếu bạn muốn:

  • Ngăn google thu thập 1 phần cụ thể của nội dung. Nói cách khác, cho phép hoặc không để các công cụ tìm kiếm hiển thị nó.
  • Chỉ định 1 URL chuẩn, tránh nội dung trùng lặp.

Xem ngay: Disavow link là gì? Bật mí cách disavow link chi tiết nhất từ A-Z

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về Yoast SEO. Hãy theo dõi muabacklink.vn để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin thú vị nào nhé!

Bài viết liên quan

Anchor text là gì? Hướng dẫn sử dụng anchor text chi tiết nhất

Anchor text là một khái niệm không còn mới lạ với người làm SEO. Nhưng việc sử dụng công cụ này để đạt hiệu quả tối ưu nhất không phải ai cũng làm được. Bạn ra sức xây dựng hàng tá Anchor text từ khóa để cố gắng tăng hạng cho web trên trang tìm kiếm. Nhưng các liên kết đó lại bị Google cảnh cáo khiến bạn loay hoay không biết làm thế nào. Bài viết dưới đây muabacklink.vn sẽ chia sẻ tới bạn cách sử dụng Anchor text hiệu quả nhất.

Anchor text là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Anchor text được hiểu là 1 phần văn bản. Nơi có chứa liên kết giúp chuyển hướng người dùng đến 1 web/url mới.

Thông thường Anchor text sẽ được hiển thị một cách khác biệt so với đoạn văn bản khác. Chúng sẽ màu xanh và gạch chân.

Xem ngay: Textlink là gì? Cách để vận dụng textlink một cách hiệu quả?

6 loại Anchor text cơ bản

Bạn cần nắm rõ 6 loại Anchor text cơ bản sau:

Chính xác toàn bộ (Exact Match)

Anchor text chính xác toàn bộ chính xác là từ khóa của bạn.

Đây là dạng Anchor text thông dụng, có sức ảnh hưởng lớn trong việc thúc đẩy thứ hạng key. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá thì chắc chắn bạn sẽ bị Google phạt.

Chính xác một phần (Partial Match)

Dạng Anchor text khớp một phần trong đó sẽ chứa từ khóa của bạn. Nhưng nó sẽ không chính xác hoàn toàn.

Sử dụng “Anchor text khớp một phần” là cách tự nhiên để liên kết tới một trang web khác

Thương hiệu (Branded)

Đây là Anchor text có chứa tên thương hiệu/từ khóa thương hiệu.

Dạng Anchor text này có mức độ an toàn cao đối với các liên kết bạn có thể sử dụng. Miễn là web của bạn không phải là tên miền chính xác.

Liên kết trần (Naked link)

Anchor text dạng này sử dụng URL hoàn chỉnh khiến Anchor text chứa luôn liên kết đó.

Bạn chỉ cần copy nguyên đường dẫn URL từ web có liên quan hoặc web bạn cài đặt vào bài viết. Người dùng có thể trực tiếp thấy link và nhấp vào.

Đây cũng là cách đặt Anchor text mà được Google đánh giá an toàn.

Chung (Generic)

Anchor text chung thường là những cụm từ dạng kiểu:

  • Tại đây
  • Xem thêm
  • Bấm vào đây
  • Tìm hiểu thêm
  • Chi tiết
  • Truy cập tại đây
  • …..

Hình ảnh (Images)

Thay vì chỉ đặt hình ảnh thông thường, bạn có thể chèn thêm link. Khi người dùng click vào ảnh thì sẽ được chuyển đến trang đích.

Google sẽ sử dụng văn bản trong thuộc tính Alt của hình ảnh để làm Anchor text.

Ví dụ:

<a href=”https://ahrefs.com/backlink-checker”>

<img src=”/backlink-checker.png” alt=”Backlink Checker”/>

</a>

Hai vai trò quan trọng của Anchor text trong xếp hạng web

Đối với người dùng: Anchor text mang đến thông tin về liên kết mà người dùng sẽ được chuyển tới.

Đối với công cụ tìm kiếm:

Liên kết là 1 trong các yếu tố xếp hạng quan trọng. Việc dẫn liên kết từ web này sang web khác được thuật toán công cụ tìm kiếm coi là phiếu tín nhiệm. Khi đó, 1 web có liên kết trỏ đến từ các web khác sẽ có khả năng xếp hạng cao hơn trong SERP.

Anchor text là một trong các yếu tố đóng vai trò giúp liên kết trở nên có giá trị. Bởi, anchor text cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin từ khóa. Qua đó thứ hạng organic search của từ khóa cho web đạt thứ hạng cao.

Tuy nhiên, các web gửi phiếu bầu tín nhiệm cần có sự liên quan tới web của bạn. Dĩ nhiên google sẽ phạt bạn nếu phát hiện web đang cố gắng thao túng thứ hạng.

Vào 4/2012, Google triển khai thuật toán Penguin lần đầu. Điều đó đã khiến cho rất nhiều web bị phạt vì sử dụng Anchor text không phù hợp. Anchor text chính là một mục tiêu chính của Penguin.

Để web có thể đạt được thứ hạng cao trên trang tìm kiếm. Bạn cần sử dụng Anchor text 1 cách tự nhiên và đa dạng. Quan trọng nhất là đáp ứng được trải nghiệm của người dùng.

Cách tạo Anchor text

Bạn cần xây dựng bộ từ khóa có liên quan tới từ khóa chủ đề.

Vậy làm thế nào để xây dựng được bộ từ khóa có liên quan đến từ khóa chủ đề?

Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa:

  • Google Keyword Planner
  • Ahrefs
  • LSI
  • Keywordtool.io
  • Google suggest
  • Search Console

Hãy liệt kê toàn bộ các từ khóa có liên quan tới từ khóa chủ đề và chia thành các nhóm:

  • Từ khóa đồng nghĩa
  • Từ khóa bổ nghĩa
  • Từ khóa LSI

5 cách sử dụng Anchor text sao cho hiệu quả

Để sử dụng Anchor text hiệu quả không đơn giản. Việc lựa chọn loại Anchor text nào, tỉ lệ bao nhiêu về các trang đích SEO là điều khá phức tạp.

Dưới đây là 5 cách sử dụng, tối ưu anchor text đúng và tốt nhất thường xuyên được sử dụng, bạn có thể tham khảo:

Anchor text gọn gàng, cô đọng

Dù không có giới hạn cụ thể cho độ dài Anchor text. Nhưng bạn nên giữ văn bản liên kết trong bài sao cho ngắn gọn, cô động nhất. Điều này giúp Anchor text thân thiện hơn với SEO.

Mức độ liên quan của web mục tiêu

Mức độ liên quan của liên kết sẽ được xác định bởi:

  • Chủ đề trang nguồn
  • Nội dung Anchor text trên trang nguồn đó

Khi bài viết có sự tương đồng về lĩnh vực và liên quan đến trang đích. Việc đặt Anchor text về trang đích từ bài viết đó. Là một phiếu bầu giúp trang đích có cơ hội xếp hạng tốt hơn trên kết quả tìm kiếm.

Đồng thời, nhiều web có chủ đề, lĩnh vực liên quan đến trang đích trỏ Anchor text về. Cũng sẽ làm tăng sức mạnh cho trang đích được liên kết đến.

Lưu ý, bạn cần sử dụng Anchor text sao cho đa dạng và linh hoạt.

Anchor text đúng ngữ cảnh

Anchor text mô tả một cách ngắn gọn nhất về nội dung trang được liên kết đến. Chính vì thế, khi sử dụng Anchor text có liên quan đến ngữ cảnh của web hiện tại là một phần quan trọng. Có ảnh hưởng lớn đến kết quả xếp hạng của web.

Đa dạng Anchor text

Việc đa dạng Anchor text là điều rất quan trọng. Nó giúp bạn kiểm soát được Anchor text liên kết trỏ về. Google sẽ chấm điểm cao web của bạn khi sử dụng các liên kết có chất lượng và đáng tin cậy.

Đa dạng Anchor text không khó. Điều quan trọng là Anchor text được đặt đúng ngữ cảnh Và có mức độ liên quan đến trang mục tiêu. Bạn có thể sử dụng 2 cách sau:

Cần đa dạng hóa từ khóa bằng công cụ nghiên cứu. Liệt kê từ khóa đồng nghĩa, bổ nghĩa, LSI.

Sử dụng đa dạng. Như: Anchor text thương hiệu, Anchor text chung chung, Anchor text hình ảnh, Anchor text URL, Anchor text chính xác (nên sử dụng ít để tránh bị spam), Anchor text chính xác một phần.

Mật độ Anchor text phù hợp

Với việc update thuật toán Penguin. Google sẽ bắt đầu xem xét kỹ hơn từ khóa trong Anchor text. Nếu có quá nhiều liên kết trong một web chứa cùng Anchor text giống nhau. Google sẽ nghi ngờ và xem đó là dấu hiệu của liên kết không tự nhiên.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc mật độ tự nhiên của từng loại Anchor text.

Thông thường, mật độ Anchor text có thể phân bổ như sau:

  • Anchor text chứa từ khóa chính xác (Exact Match Anchor text) nên ở 1% – 5%
  • Anchor text chứa từ khóa phụ, từ khóa LSI (Partial Match Anchor text ) nên khoảng 12% – 15%
  • Anchor text chứa từ khóa chung: tại đây, xem ngay… (Generic Anchor text) thường 10% – 15%
  • Anchor text hình ảnh khoảng: 10%
  • Anchor text Url (Naked link anchor) khoảng: 10% – 15%
  • Anchor text thương hiệu (Brand Anchor text) khoảng: 35% – 40%

Kiểm tra mật độ Anchor text

Với công cụ kiểm tra Anchor text của Ahrefs. Bạn có thể thống kê mật độ Anchor text giúp kiểm soát tỉ lệ của từng loại Anchor text.

Kiểm tra mật độ Anchor text Backlink

Bước 1: Nhập web hoặc URL bất kỳ muốn kiểm tra tại đây

Bước 2: Click vào “Anchors”

Bạn sẽ thấy hiển thị số liệu thống kê ở bảng bên phải gồm:

  • Tỉ lệ phần trăm của Anchor text
  • Anchor text đến từ nguồn domain nào
  • Tỉ lệ Anchor text DOFOLLOW là khoảng bao nhiêu

Kiểm tra mật độ Anchor text Internal link

Bước 1: Nhập web hoặc URL bất kỳ

Bước 2: Bấm vào “Internal backlinks”

Bảng bên phải sẽ cung cấp cho các bạn thông tin:

  • Referring page: Những trang đích trên web có bao gồm internal link về URL bạn cần kiểm tra.
  • Anchor and backlink: là Thống kê Anchor text được internal link.

Xem thêm: Kiểm tra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: Giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện công việc SEO

Tổng kết

Trên đây là hướng dẫn sử dụng Anchor text chi tiết mà bạn không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, cũng đừng quên rằng điều quan trọng nhất là giá trị hữu ích mang đến cho người dùng.

Bài viết liên quan

Bật mí top 10 cách kiểm tra mật độ từ khóa hữu ích nhất hiện nay

Keywords (từ khóa) được xem là cơ sở của SEO. Là yếu tố quan trọng nhất sau xếp hạng bất kỳ web nào. Nhưng để có được mật độ từ khóa phù hợp mới là chìa khóa bảo vệ nội dung khỏi các hình phạt google. Cùng với sự trợ giúp từ các công cụ kiểm tra mật độ từ khóa. Bạn sẽ có thể đảm bảo mật độ từ khóa sao cho phù hợp nội dung.

Mật độ từ khóa là gì?

Số lần 1 từ khóa được sử dụng so với tổng số từ trong bài được gọi là mật độ từ khóa. Bài viết của bạn nên nhắc lại từ khóa nhưng không có nghĩa lặp lại quá dày.

Mật độ từ khóa được đề xuất khoảng 1-1.3%. Khác nhau dựa vào loại nội dung và sự cạnh tranh. Do đó, bạn cần quyết định nó bằng cách thực hiện nghiên cứu phù hợp.

Các công cụ giúp đo lường mật độ từ khóa. Hỗ trợ các nhà marketing cân bằng từ khóa theo tỷ lệ thích hợp hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đánh giá độ khó của từ khóa trong SEO bạn cần biết

Bật mí top 10 cách kiểm tra mật độ từ khóa hữu ích nhất

Công cụ hỗ trợ Keyword Density Checker Tool – GeoRanker

Với sự hỗ trợ đắc lực bởi các công cụ này. Bạn sẽ tìm ra được mật độ phù hợp của các từ khóa chính hoặc phụ. Nó cũng khá hữu ích trong việc xác định được mức độ liên quan của một web, blog. Hoặc trang cho bất cứ từ khóa cụ thể nào.

Quá trình kiểm tra mật độ từ khóa rất đơn giản. Bạn chỉ cần cung cấp URL trong ô đã cho và nhấp vào phân tích.

Nhiều tùy chọn nâng cao khác cũng có sẵn để phân tích từ khóa chuyên sâu. Đồng thời hướng đến kết quả tốt hơn.

Công cụ Keyword Density Checker – Small SEO Tools

Với sự trợ giúp của công cụ kiểm tra mật độ từ khóa của Small SEO Tools. Nhiệm vụ tính toán mật độ từ khóa của web bạn sẽ được giảm bớt.

Điều này được đánh giá khá hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề nhồi nhét từ khóa. Marketers có thể khéo léo sử dụng công cụ này nhằm phân tích toàn bộ web qua URL. Hoặc 1 phần nội dung hoàn chỉnh.

Bạn cần thêm URL dán vào ô kiểm tra hoặc có thể dán nội dung hoàn chỉnh. Với sự trợ giúp của công cụ, bạn sẽ tìm ra tổng số từ khóa trên 1 web. Cùng với thời gian load trang, tag cloud, tần suất từ khóa…

Add Me Tools

Bạn cũng có thể kiểm tra mật độ từ khóa của bài đăng trên blog hoặc bài viết của bạn. Thông qua công cụ này. Bằng cách tạo 1 báo cáo thích hợp về từ khóa.

Bạn cũng có thể xuất toàn bộ kết quả dạng tệp .csv. Sau đó có thể lưu trữ tham khảo trong tương lai.

Bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm báo cáo chi tiết về mật độ từ khóa được sử dụng. Quá trình này khá đơn giản, bạn chỉ cần nhập URL vào ô đã cho và phân tích mật độ.

Nếu muốn lấy tệp kết quả được xuất, bạn cần cung cấp tên, email của mình. Các tùy chọn nâng cao cho phép thêm nội dung tiêu đề, từ khóa thẻ meta, mô tả meta…

Công cụ hỗ trợ Keyword Density Checker – SEO Review Tools

Bạn có thể sử dụng công cụ này để trích xuất tổng số từ khóa trong phần nội dung web. Quá trình sử dụng công cụ khá đơn giản, tương tự các công cụ trên.

Bạn chỉ cần nhập URL của mình vào trong ô. Bạn cũng có thể sao chép và dán nội dung của mình vào trong trường nhập. Công cụ sẽ tự động đo tần suất xuất hiện từ khóa.

Chọn lựa này nhằm thực hiện nghiên cứu từ khóa đối thủ cạnh tranh. Đồng thời giúp bạn trích xuất các từ khóa quan trọng nhất trong thị trường ngách.

Live Keyword Density Analysis

Công cụ này là 1 trong các công cụ kiểm tra mật độ từ khóa đơn giản nhất.

Bạn chỉ cần tiến hành nhập từ khóa và dán toàn bộ nội dung vào ô. Chỉ thế thôi, công việc của bạn đã hoàn thành.

Công cụ này sẽ tự động phân tích, cung cấp mật độ từ khóa trong nội dung. Thêm 1 đặc quyền nữa là bạn có thể chỉnh sửa nội dung của mình trong giao diện.

Công cụ hỗ trợ Keyword Density Analysis Tool – Internet Marketing Ninjas

Đây được xem là 1 công cụ kiểm tra mật độ từ khóa vô cùng hữu ích dành cho bạn. Nó cho phép phân tích từ khóa trên bất kỳ trang nào của web bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng nó để phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình. Công cụ này giúp đáp ứng nhu cầu về tinh chỉnh phân phối từ khóa theo các bản cập nhật từ Google.

Quá trình này được tiến hành vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần dán URL vào 1 ô. Sau đó, công cụ sẽ báo cáo chi tiết tổng số từ, số từ liên kết và không liên kết. Cùng với 1 số stopwords (các từ dừng).

Article Underground

Công cụ nào có thể giúp bạn cung cấp kết quả chính xác về mật độ từ khóa. Bạn có thể làm theo các bước vô cùng đơn giản. Để biết được mật độ từ khóa trong nội dung từ khóa của mình. 

Một lợi ích thú vị khác của công cụ này là nó sẽ cung cấp cho bạn các cảnh báo. Nếu có vấn đề với siêu dữ liệu URL. Đây được xem là một trong các tính năng vô cùng hữu ích.

Bạn có thể sử dụng để tìm ra các từ khóa cụ thể được sử dụng trên web của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận được các con số chính xác của chúng.

Quá trình này khá đơn giản. Bạn chỉ cần dán URL của mình vào trong ô cho sẵn. Điều này sẽ làm cho Article Underground trở nên là 1 trong các công cụ hữu ích nhất. Điều này giúp đo mật độ từ khóa chính xác nhất.

Công cụ hỗ trợ The Hoth Keyword Density Checker

Cùng với sự hỗ trợ của công cụ kiểm tra mật độ từ khóa The Hoth Keyword Density Checker. Bạn sẽ có thể tìm được tỷ lệ phần trăm của từ khóa. Hoặc các cụm từ khóa so với tổng số từ trong 1 trang.

Từ khóa là 1 trong các yếu tố SEO quan trọng nhất. Đó là lý do vì sao việc đảm bảo mật độ từ khóa phù hợp lại vô cùng quan trọng. Bằng cách tận dụng các công cụ này. Bạn sẽ có thể dễ dàng đo lường mật độ từ khóa trong nội dung của bạn.

Việc dễ hoạt động khiến nó trở thành 1 trong các công cụ tốt nhất để đo mật độ từ khóa. Bạn cần nhập URL của trang để có thể tìm được mật độ từ khóa của bất cứ từ khóa cụ thể nào.

Công cụ hỗ trợ Keyword Density Tool – SEO Chat

Công cụ này giúp cung cấp cho bạn báo cáo về mật độ từ khóa. Của tất cả các từ khóa được liên kết và không được liên kết. Điều này giúp nó trở thành 1 công cụ duy nhất trong cùng phân khúc.

Công cụ này được tạo ra bởi Jim Boykin. Bạn có thể dùng nó để đi sâu và web. Đồng thời thực hiện phân tích thích hợp về sử dụng từ khóa. Phân tích của bạn sẽ đưa bạn tới các cụm từ 2 từ hoặc 3 từ. Các từ được liên kết và các từ không được liên kết…

Công cụ hỗ trợ Keyword Density Checker – Webconfs.com

Với công cụ kiểm tra mật độ từ khóa Webconfs.com. Bạn có thể dễ dàng cho phép URL của mình được thu thập thông tin nhằm trích xuất hiệu quả. Giúp loại bỏ các từ dừng phổ biến. Đồng thời tìm ra mật độ từ khóa của bạn.

Quá trình này sẽ được giải quyết khá mượt. Nhiệm vụ của bạn chỉ là dán web hoặc URL trang của mình. Sau đó nhấp vào xác nhận “tôi không phải robot”. Sau đó click vào ô gửi.

Thực hiện đầy đủ các bước này sẽ giúp bạn có thể đo lường được mật độ từ khóa. Từ đó, bạn có thể tối ưu hóa sự hiện diện nội dung của mình 1 cách thành thạo hơn. Thông qua các từ khóa hoặc cụm từ có liên quan. Từ đó nhận được kết quả tìm kiếm tốt hơn.

Xem thêm: Top công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí đỉnh cao năm 2022

Tổng kết

Đó là toàn bộ những thông tin về kiểm tra mật độ từ khóa trong SEO. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu được cách các công cụ kiểm tra mật độ từ khóa này hoạt động thế nào. Từ đó tính toán mật độ từ khóa sao cho phù hợp với bài đăng, page hay site của bạn. Xin nhắc lại 1 lần nữa. Mật độ từ khóa phù hợp trong bài đăng là yếu tố SEO quan trọng hàng đầu. Hãy ghi nhớ và áp dụng thật hiệu quả nhé. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Top công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí đỉnh cao năm 2022

“Nghiên cứu từ khóa” là một trong những bước quan trọng để phục vụ cho việc tạo nên những bào viết chuẩn SEO. Bởi những bài viết chuẩn SEO sẽ giúp website thương hiệu của đơn vị, cá nhân luôn nằm trong Top 1 tìm kiếm google khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm khi cần.

Khái niệm từ khóa là gì?

Từ khóa là một từ hoặc một cụm từ nhất định xác định một chủ đề hay đối tượng. Nhờ từ khóa mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm  thông tin mình cần qua cách gõ từ khóa đó lên google hoặc các website.

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh dịch vụ sửa chữa điện nước một số từ khóa gợi ý như: sửa chữa điện nước, điện nước Hà Nội…

Tuy nhiên, là người làm về website cần hiểu rõ 2 loại từ khóa khác nhau đó là:

Từ khóa theo số lượng: Đây là dạng từ khóa dựa vào số lượng, loại này phân chia thành 2 loại: loại từ khóa ngắn và từ khóa dài. Từ khóa ngắn là những từ khóa có độ dài khoảng 1-3 ký tự. Vị vụ: điện nước, sửa điện nước. 

Còn từ khóa dài bao gồm 1 cụm từ dài như 3 từ, ví vụ: dịch vụ sửa chữa điện nước, sửa chữa điện nước Hà Nội…

Từ khóa theo tính chất của từ: Thường từ khóa phụ sẽ bổ sung thêm ý, mở rộng ý cho từ khóa chính. Vì vậy, những từ khóa đắt giá nhất vẫn là từ khóa chính – cụm từ khóa giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh nhất.

Xem ngay: Google analytics là gì? Bật mí cách dùng Google analytics hiệu quả

Tại sao cần nghiên cứu từ khóa

Nếu bạn là một người kinh doanh, một nhà bán hàng bạn nên nghiên cứu từ khóa, bởi nó sẽ liên quan đến chiến lược, doanh thu bán hàng của bạn. Qua từ khóa bạn sẽ biết được có bao nhiêu khách hàng tìm kiếm bạn mỗi tháng, có vượt được đối thủ hay không?

Việc nghiên cứu từ khóa cần bạn nghiêm túc đầu tư thời gian, bởi nếu nghiên cứu sơ sài hoặc dập khuôn một cách ngẫu nhiên chắc chắn bạn đã làm tuột mất cơ hội sở hữu nhiều từ khóa tiềm năng cho dịch vụ, sản phẩm của mình.

Tầm quan trọng của Top công cụ nghiên cứu từ khóa 

Chúng tôi nhấn mạnh Top công cụ nghiên cứu từ khóa rất quan trọng bởi nó giúp những nhân viên sales, marketing, chủ doanh nghiệp biết được những thông tin quan trọng như: số lượng người dùng tìm kiếm hàng tháng, từ khóa nào đang Hot, từ khóa nào dễ xếp hạng và từ khóa nào đối thủ của bạn đang xếp hạng.

Nghiên cứu từ khóa là “chìa khóa” giúp bạn biết khách hàng đang tìm biết những gì thay vì bạn phải nghĩ rằng họ đang tìm kiếm. 

  • Nghiên cứu từ khóa còn là cánh tay đắc lực trong định hướng viết content đáp ứng đúng nhu cầu người tìm kiếm. Việc này sẽ tạo nên một web chuẩn seo.

Vậy đâu là những công cụ nghiên cứu từ khóa chuẩn nhất năm 2021. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích ngay sau đây!

Top 5 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí

Dưới đây là những công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí, mỗi công cụ đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nhưng nó có một điểm chung là có nhiệm vụ nghiên cứu từ khóa cụ thể.

Google Keywords Planner: Công cụ nghiên cứu từ khóa tuyệt vời

Khi nhắc về công cụ nghiên cứu từ khóa dành cho dân Seo không thể bỏ qua Google Keywords Planner, bởi công cụ này chuyên dành nghiên cứu từ khóa của doanh nghiệp, công ty.

Ưu điểm 

  • Giúp người dùng xác định được số lượt tìm kiếm của một từ khóa theo thời gian hàng tháng và hiện thị cụ thể trên các vị trí thành phố, quốc gia hoặc toàn cầu. Với ưu điểm này giúp doanh nghiệp của bạn thành công trong từng chiến dịch Seo tại từng địa điểm.
  • Hơn nữa, Google Keywords Planner còn đề xuất cho người dùng những từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhược điểm 

Một nhược điểm lớn mà công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keywords Planner còn hạn chế chính là không giúp người dùng nghiên cứu, phân tích được xu hướng đang tăng hay giảm của các từ khóa đang nghiên cứu.

Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Trends

Google Trends là công cụ nghiên cứu miễn phí cho người dùng, công cụ nghiên cứu này giúp người dùng thống kê được xu hướng tìm kiếm của các từ khóa đó. Biểu thị kết quả được thể hiện trên bản đồ tăng, giảm giúp người dùng dễ dàng nhận biết.

Một tính năng của công cụ nghiên cứu Google Trends còn giúp người dùng so sánh mức độ phổ biến của nhiều từ khóa khác nhau.

Hơn nữa, Google Trends còn sở hữu 2 tính năng ưu việt liên quan đến Trends đó là Hot Searches và Top Charts. Vởi Hot Searches sẽ giúp bạn biết được từ khóa của bạn đang hot ở quốc gia nào và hot trong một thời điểm nhất định. Còn Top Charts sẽ hiển thị mức độ phổ biến của từ khóa đó theo từng lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của doanh nghiệp.

Công cụ nghiên cứu từ khóa UberSuggest

Đây là một trong những công cụ miễn phí khá tốt mà nhiều dân Seo biết đến. Thông qua công cụ này dân Seo sẽ biết được khá nhiều thông tin như giá từ khóa, mức cạnh tranh. Hơn nữa, công cụ này còn cho phép bạn copy và tải dễ dàng nhưng mặt hạn chế của công cụ này là không cung cấp cho người sử dụng số lượng từ khóa gợi ý.

Công cụ Keyword Shitter

Đây là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí, tuy nhiên công cụ này chỉ có thể sử dụng cho việc nghiên cứu những từ khóa cơ bản. 

Công cụ Semrush

Dân Seo đánh giá đây là công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất bởi nó hội tụ những ưu điểm sau:

  • Đánh giá đối thủ
  • Theo dõi, xếp hạng đối thủ
  • Kìm hãm từ khóa Seo của đối thủ
  • Kiểm tra nhanh được các từ khóa tiềm năng đạt hiệu quả cho chiến dịch Seo tốt nhất..

Xem ngay: Content là gì? Bỏ túi bí quyết để có một bài viết content SEO đúng chuẩn?

Tổng kết

Bên trên là Top 5 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí, chúc các bạn có một cái nhìn tổng quan về các công cụ trên và thành công trên con đường định hướng content.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách phân tích website đối thủ cạnh tranh SEO chi tiết nhất

Sự cạnh tranh giữa các web để dành vị trí top trên công cụ tìm kiếm ngày càng gay gắt hơn. Hiểu chính mình sẽ có được 50% cơ hội chiến thắng, 50% còn lại phụ thuộc vào thấu hiểu đối thủ. Vì thế, bạn nên phân tích web đối thủ để có cái nhìn sâu sắc về thị trường cạnh tranh. Biết được đâu mà điểm mạnh để học hỏi và điểm yếu để tận dụng cơ hội vươn lên.

Phân tích web đối thủ thông qua lượng truy cập

Lượng truy cập dữ liệu thể hiện rõ nhất độ mạnh yếu của web. Thông qua các tính năng Traffic Analytics của SEMrush, bạn sẽ nắm được:

  • Tổng quan về traffic website
  • Kết quả tổng quan về traffic không những hiển thị số lượng truy cập của web mà còn có:
  • Số trang xem trên mỗi lượt truy cập (page/ visit)
  • Thời gian trung bình trên web (avg.visit duration)
  • Tỷ lệ thoát (bounce rate).

Dựa vào kết quả đó, bạn sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về tốc độ tăng traffic của web đối thủ. Từ đó dễ dàng đánh giá đối thủ cạnh tranh theo mức độ từ cao đến thấp. Đồng thời biết được nội lực web đang ở đâu so với đối thủ.

Bên cạnh các chỉ số được thể hiện dạng số liệu cụ thể, SEMrush còn biểu thị dạng biểu đồ đường. Để từ đó dễ so sánh mức độ tăng trưởng trong khoảng thời gian cụ thể. Nhìn vào biểu đồ này sẽ thấy được xu hướng tăng trưởng chung trong ngành. Để biết được đâu là thời điểm xu hướng tăng trưởng nổi bật để làm dữ liệu phát triển. Đồng thời, bạn có thể thấy được chiến lược các đối thủ thế nào thông qua traffic từng web.

Xem ngay: DMCA là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký DMCA cho website?

Phân tích web dựa vào nguồn truy cập

Đây là phần rất quan trọng trong quá trình phân tích traffic. Dựa vào nghiên cứu kênh đối thủ đang tập trung đầu tư và mức độ đầu tư thế nào. Từ đó, xây dựng chiến lược tiếp thị đúng đắn, hiệu quả cao.

Phân tích web đối thủ thông qua chiến lược từ khóa

Để 1 web được công cụ tìm kiếm tìm thấy dễ dàng và đánh giá nội dung thuận tiện. Người làm SEO chuyên nghiệp phải quan tâm chiến lược từ khóa của mình. Đồng thời cũng phải nắm bắt chiến lược từ khóa của đối thủ. Quá trình này nhằm mục đích:

  • Phân tích web chi tiết thông qua từ khóa đối thủ, dựa vào số liệu lượt tìm kiếm. Thứ hạng, độ khóa, CPC mỗi từ khóa.
  • Tìm ra các từ khóa hiệu quả nhất, mang lại lượng truy cập nhiều nhất của đối thủ
  • Tìm các cơ hội phát triển, cải thiện từ khóa khi so sánh từ khóa với các web khác
  • Thu thập ý tưởng tiếp thị từ quảng cáo trực tuyến mới nhất từ đối thủ dựa vào:
  • Số lượng từ khóa đối thủ triển khai
  • Lưu lượng truy cập từ các từ khóa này
  • Ước tính chi phí thu hút lưu lượng truy cập từ quảng cáo

Thông tin và số liệu từ khóa được xem mục Keyword Gap trên SEMrush. Tương tự phân tích traffic web, bạn có thể nhập tối đa 4 web đối thủ để kiểm tra.

Lập tức, SEMrush sẽ đề xuất cơ hội phát triển chiến lược từ khóa. Gồm các từ khóa web bạn chưa có hoặc quá yếu để mang lại traffic so với đối thủ. Việc của bạn là xem xét từ khóa có phù hợp để tiến hành tối ưu không. Nếu nội lực web còn yếu, rất khó để đẩy top các từ khóa có lượng tìm kiếm lớn.

Bên cạnh đó, biểu đồ tổng quan về mức độ trùng lặp từ khóa giữa các web cho bạn các nhìn tổng quan. Dựa vào đó bạn sẽ tìm được lỗ hổng để khám phá và xây dựng chiến lược web của mình.

Shared

Hiển thị từ khóa chung của tất cả trang web có xếp hạng top 100. Tại đây, bạn sẽ biết được chính xác thứ hạng từng từ khóa so với đối thủ cạnh tranh. Để chọn ra những từ khóa cần được tối ưu để cải thiện vị trí.

Missing

Các từ khóa mà tất cả các đối thủ của bạn đều có thứ hạng mà bạn chưa có. Mục này giúp bạn tìm lỗ hổng trong chiến lược từ khóa để làm giàu bộ key. Tuy nhiên, 1 lưu ý nhỏ là bạn nên dựa vào nội lực hiện tại của web để chọn từ khóa phù hợp.

Weak

Các từ khóa mà bạn có thứ hạng nhưng thấp hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh. Bạn cần sắp xếp những từ khóa này theo mức độ ưu tiên. Để tối ưu lại, nhằm nâng cao vị trí so với đối thủ của mình.

Strong

Các từ khóa mà bạn xếp hạng cao hơn tất cả đối thủ cạnh tranh. Dựa vào đây bạn sẽ biết được điểm mạnh của web mình tập trung vào từ khóa nào. Từ đó có chiến lược giữ vững vị trí hoặc tận dụng cơ hội trên đà phát triển đẩy SEO mạnh hơn.

Untapped

Các từ khóa của bạn không có xếp hạng nhưng 1 trong các đối thủ lại có. Chiến lược cho những từ khóa này sẽ tương tự các từ khóa missing.

Unique

Các từ khóa có thứ hạng cao mà không đối thủ nào có. Đây là từ khóa mang lại cơ hội tốt cho bạn. Vì đó là lỗ hổng của đối thủ cạnh tranh. Do đó, cần đẩy mạnh những từ khóa này lên công cụ tìm kiếm.

All keyword

Danh sách tổng hợp tất cả từ khóa của bạn và đối thủ cạnh tranh.

Khám phá hồ sơ backlink đối thủ

Xây dựng backlink chất lượng là việc quan trọng nhất đối với SEOer. Dù chúng không phải yếu tố duy nhất đánh giá xếp hạng web. Nhưng là 1 phần không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong việc xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Báo cáo backlink gap trong SEMrush là công cụ hiệu quả. Giúp tiếp cận được các nguồn lực đang liên kết với đối thủ cạnh tranh. Qua đó, bạn sẽ nắm được chiến lược backlink đối thủ như thế nào. Biết đâu là web chất lượng để backlink mang lại hiệu quả cao. Từ đó lên kế hoạch xây dựng backlink phù hợp web của mình.

Để phân tích hồ sơ backlink trên web đối thủ. Bạn cần lần lượt nhập các đối thủ mình kiểm tra vào. Kết quả phân tích bao gồm 2 phần:

Xem ngay: Backlink là gì? Tầm quan trọng của Backlink trong SEO

Phần 1: Biểu đồ tổng quan về tình hình backlink đối thủ

  • Authority Score (Điểm chất lượng website)

Được đánh giá dựa vào các yếu tố về backlink, từ khóa… từng web. Điểm càng cao, chất lượng web càng tốt. Biểu đồ này giúp bạn đánh giá chung về chất lượng web một cách cụ thể.

  • Referring Domains (Tên miền giới thiệu)

Tất cả tên miền có chứa backlink trỏ về web của bạn. Đây là chỉ số biểu thị số lượng backlink trên web. Số lượng backlink chất lượng càng nhiều sẽ giúp tăng chất lượng và thứ hạng web trên công cụ tìm kiếm.

Để biết được đâu là nguồn mang backlink chất. Bạn hãy xem kết quả phân tích bên dưới của SEMrush.

Phần 2: Bảng phân tích chi tiết backlink của các web

Tại đây bạn sẽ thấy toàn bộ tên miền có chứa backlink của đối thủ, điểm chất lượng của từng backlink. Thêm vào đó là mức độ phù hợp giữa các web đang phân tích với tên miền được giới thiệu.

Sau đó, bạn sẽ có thể so sánh và đánh giá tên miền nào đặt backlink để có hiệu quả tốt nhất. Đây là những chỉ quan trọng để có được cái nhìn chi tiết hơn về chiến lược xây backlink.

  • Best

Tên miền đang chứa backlink của tất cả đối thủ cạnh tranh

  • Weak

Tên miền mà bạn có ít backlink hơn so với đối thủ

  • Strong

Tên miền chỉ chứa backlink của bạn

  • Shared

Tên miền chứa cả backlink của bạn với đối thủ

  • Unique

Những tên miền chỉ chứa backlink 1 web

Dựa vào bảng phân tích web này bạn có thể tìm ra các phương án tối ưu hơn cho xây backlink

Các tên miền ở mục Best và Weak là điểm yếu trong chiến lược xây backlink của bạn. Nên dựa vào dữ liệu 2 mục này bạn có thể lựa chọn các Referring Domain có điểm chất lượng cao. Để tiến hành xây dựng backlink cho web mình.

Các tên miền mục Strong và Unique là lợi thế về backlink so với đối thủ. Vậy nên bạn cần tiếp tục duy trì chiến lược backlink ở 2 mục này.

Tổng kết

Quá trình phân tích web đối thủ có thể bao gồm các yếu tố khác. Như tên miền, chất lượng, tốc độ tải trang hay sự thân thiện với thiết bị di động…. Tuy nhiên, 3 yếu tố lượng truy cập, từ khóa và backlink mà chúng tôi phân tích là cốt lõi của mọi web. Việc sử dụng các công cụ phân tích web đối thủ như SEMrush. Giúp bạn có cái nhìn chi tiết về từng đối thủ. Từ đó định hướng và đưa ra chiến lược tối ưu nhất cho web.

Bài viết liên quan

Textlink là gì? Cách để vận dụng textlink một cách hiệu quả?

Textlink là một cụm từ chắc hẳn không còn xa lạ với các SEOer. Nhưng textlink là gì và làm thế nào để tận dụng một cách hiệu quả, bền vững? Đây là điều chắc hẳn không nhiều người nắm rõ. Dưới đây muabacklink.vn sẽ gửi đến bạn một số thông tin về textlink. Và cách để vận dụng textlink một cách hiệu quả nhé.

Textlink là gì?

Textlink (sitewide link) là 1 siêu liên kết. Đó là 1 đoạn văn bản có chứa liên kết trỏ tới 1 website khác. Textlink thường được đặt ở header, footer, sidebar hoặc chuyên mục bất kỳ.

Lợi ích của textlink với SEO là gì?

Khi bạn có 1 textlink được đặt trên 1 web khác. Bên cạnh việc tăng lượt traffic cho web thì nó còn giúp bạn:

  • Tăng thứ hạng từ khóa mà bạn cần thấy
  • Giúp từ khóa ổn định ở 1 thứ hạng nhất định
  • Giúp web của bạn được google tin tưởng hơn bởi độ phủ sóng tăng

Textlink và backlink có gì khác nhau?

Các liên kết được sử dụng trong web của bạn là yếu tố vô cùng quan trọng khi làm SEO. Trong đó, textlink và backlink là các liên kết trong web. Mà bất kỳ người làm SEO nào cũng phải quan tâm. Cách sử dụng để đạt hiệu quả trong quá trình SEO như thế nào?

Backlink là các liên kết được tỏ về từ các web, blog, diễn đàn, mạng xã hội khác về web của bạn. Trong quá trình làm SEO hiện nay thì backlink luôn đóng vai trò hàng đầu. Đây chính là 1 trong các yếu tố đánh giá xếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm. Trang web có nhiều backlink chất lượng trỏ về thì cơ hội lên top cao hơn. Backlink có nhiều dạng khác nhau như backlink văn bản, hình ảnh hoặc video…

Text link là 1 siêu liên kết được thể hiện dưới dạng văn bản và không trong bài viết. Khi khách hàng chọn vào liên kết bằng văn bản này thì sẽ được đưa đến website khác.

Khái niệm textlink và backlink gần giống nhau. Thay vì dán trực tiếp đường dẫn liên kết đến web của bạn thì sẽ được thay bằng 1 đoạn văn.

Hầu hết các chuyên gia SEO hàng đầu khi nhắc đến câu hỏi textlink là gì đều chung nhận định. Rằng text link hỗ trợ cực tốt cho SEO. Với điều kiện tiên quyết là các liên kết này phải có liên quan đến chủ đề. Vào đi link theo các tự nhiên nhất.

Một điều nữa bạn cần chú ý. Khi sử dụng các text link không liên quan đến web, sẽ tạo 1 lỗ hổng không an toàn của web của bạn. Chính vì thế, hãy xây dựng 1 chiến lược kỹ càng, khôn ngôn. Để có thể phát huy tối đa sức mạnh các text link liên quan mật thiết đến web của bạn.

Làm để nào để có nhiều textlink trỏ về web mình nhất?

Các liên kết được coi như cột sống của SEO. Nếu textlink quá ít thì không đủ để tăng thứ hạng. Hoặc thứ hạng của bạn không bao giờ đạt top cao nhất nếu không có text link. Có rất nhiều cách để tăng lượng textlink trỏ về web như:

  • Đi diễn đàn, đăng tin lên các trang rao vặt hoặc mạng xã hội
  • Tạo chữ ký bằng text link
  • Trôi đổi textlink cho nhau từ 1 người quản trị web khác
  • Mua các text link từ nhà cung cấp uy tín…
  • Đi link tại các diễn đàn chất lượng

Việc đi link trên các diễn đàn là 1 cách làm khá thủ công mà các SEOer hay áp dụng. tuy nhiên, để web nhận về các siêu liên kết chất lượng. Bạn cần đi link đảm bảo các yếu tố sau:

  • Siêu liên kết đảm bảo là văn bản được gắn link trỏ về site mục tiêu
  • Diễn đàn, web mà bạn đi link phải chất lượng và uy tín. Nếu có thể, đó nên là các web có PR cao.

Người dùng internet đến web của bạn thông qua đoạn văn bản gắn trong đường dẫn đó trở về. Nói dễ hiểu thì backlink bao gồm cả text link. Trong các loại backlink thì textlink được dùng phổ biến hơn.

Tạo chữ ký bằng textlink trên diễn đàn

Tạo chữ ký trên các forum, diễn đàn cũng là cách tạo text link an toàn, hiệu quả. Thậm chí điều này không lo bị google đánh spam. Bởi đây gần như là cách tạo text link khá tự nhiên.

Người dùng sẽ tạo liên kết gắn vào từ khóa trong chữ ký tại diễn đàn. Sau đó, bạn đi bình luận các bài viết có trust cao và lượt trả lời nhiều. Như vậy, text link của bạn cũng được đánh giá cao và chất lượng hơn. Với cách này, web hoặc bài viết của bạn nhanh được index hơn.

Trao đổi textlink với chủ sở hữu web khác

Việc trao đổi textlink cũng như việc trao đổi backlink mà SEOer thường dùng. Tuy nhiên, bạn cần chọn các web có cùng nội dung với mình. Đặc biệt, nếu web có chất lượng và độ tin cậy cao càng tốt.

Trường hợp bạn có sự đầu tư mặt tài chính tốt cho làm SEO. Bạn có thể chọn trao đổi siêu liên kết với các trang báo mạng nổi tiếng và lượt truy cập nhiều. Như các site báo chí, site .edu hoặc .gov. Cách này giúp bạn có được textlink chất lượng. Đồng thời, web của bạn được chú ý và nhận được traffic tốt.

Mua textlink từ các nhà cung cấp uy tín

Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp textlink uy tín. Do đó, bạn có thể đầu tư mua các text link từ họ. Tuy nhiên, bạn nên chọn các nhà cung cấp thực sự uy tín để có link chất lượng.

Xem ngay: Bật mí cách đi link hiệu quả cho người mới năm 2022

Cách sử dụng textlink sao cho hiệu quả

Tần suất đặt text link

Việc đặt textlink hiện nay luôn tồn động rủi ro tiềm ẩn. Nếu số lượng textlink quá lớn sẽ khiến bài viết mất đi sự tự nhiên giữa các liên kết.

Do đó, bạn không cần đặt quá nhiều text link trong khoảng ngắn. Hãy tạo một tần suất cân bằng và hợp lý cho web của mình.

Số lượng text link

Bạn cần hết sức cần nhắn 1 tỷ lệ text link sao cho hợp lý nhất. Tùy vào kinh nghiệm và chiếc lược SEO của mỗi người. Mà sẽ có các lời khuyên khác nhau về tỷ lệ này. Có người 5%, có người 10%, có người lên đến 15%. 

Nhưng thông thường, bạn chỉ cần giữ mức 10% là hợp lý. Phần còn lại để dành Back link. Nhớ rằng textlink phải có mối liên kết chặt chẽ với chủ đề nhé.

Đa dạng hóa liên kết

Không nên chỉ sử dụng text link vào các từ khóa cần SEO. Bạn nên đa dạng text link và có thể dùng text link là từ đồng nghĩa hoặc mở rộng. Việc đa dạng hóa textlink và backlink sẽ giúp chất lượng web cao hơn.

Lưu ý khi sử dụng text link

Khi đặt textlink, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cần có lượng backlink vừa đủ cho web của bạn. Để xây được vài trăm nghìn backlink, thường bạn cần thời gian khoảng 2 tháng.

Không nên đặt textlink trỏ về bài viết mới. Nên đặt về trang chủ, tag categories, label. Trường hợp bạn SEO từ khóa chỉ có trong bài viết thì sau khoảng vài tháng mới nên đặt.

Thực tế, luôn tồn tại các site có lượng traffic tốt để đặt text link. Đừng đặt ở các trang rao vặt hay trang chứa nhiều link out, chỉ số kém. Điều này làm giảm chất lượng backlink.

Bạn cũng có thể mua textlink tại các site chất lượng cao. Sẽ đảm bảo link chất lượng vừa giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Khi nào nên mua hoặc trao đổi text link?

Đối với các website mới

Với các web mới, không nên nóng vội lên top. Bạn không nên mua textlink hoặc trao đổi text link. Bởi nó sẽ không mang lại hiệu quả. Thậm chí còn dễ khiến bạn bị các thuật toán của Google quét tới.

Với web dưới 3 tháng, bạn chỉ nên xây dựng nội dung chất lượng. Kết hợp với chia sẻ lên các mạng xã hội để nhiều người biết đến. Bài biết của bạn thông qua người dùng Google đánh giá cũng sẽ tốt hơn về web của bạn.

Với các web từ 3 đến 5 tháng tuổi. Bạn nên tiếp tục xây dựng nội dung chất lượng. Tiếp tục chia sẻ mạng xã hội. Đồng thời tìm thêm các web chất lượng để viết bài đi back linh. Bạn nên đi link ổn định và tăng dần đều vào tháng thứ 4, 5.

Đối với các web đã phát triển 1 thời gian

Khi web của bạn đã hoạt động ổn định, có quá trình phát triển cả về nội dung và backlink. Web tăng top ổn định, ở trang 2 hoặc 3. Thì đã đến lúc bạn nghĩ đến việc mua textlink chất lượng. Hoặc trao đổi textlink chất lượng để đẩy nhanh quá trình seo top của bạn.

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin hữu ích về text link là gì. Làm thế nào để vận dụng textlink có hiệu quả? Hy vọng nó có thể trở thành tài liệu bỏ túi để bạn áp dụng trong quá trình SEO của mình. Chúc thành công!

Bài viết liên quan

Meta description là gì? Meta description có bao nhiêu ký tự?

Hiện nay, nhiều người luôn cho rằng để đưa trang web tiếp cận khách hàng tốt nhất chỉ cần nội dung content chuẩn seo. Trong đó, thẻ meta description đóng một vai trò quan trọng.

Vậy thẻ Meta Description là gì? Lợi ích của nó thế nào? Và cách viết meta description như nào để chuẩn SEO?… Hãy cùng muabacklink.vn trả lời những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!

Thẻ meta description là gì?

Trước khi tìm hiểu rõ hơn về meta description, chúng ta hãy tìm hiểu định nghĩa về thẻ meta. Thẻ meta hay meta tag là đoạn văn bản mô tả nội dung của trang. Tuy nhiên, chúng không xuất hiện trên chính trang đó mà chỉ xuất hiện trong mã nguồn của trang. Trong SEO, meta được chia 4 loại chính, nổi bật nhất là loại meta description.

Meta description cũng có nghĩa là mô tả thông tin về trang, tóm tắt về trang web mà bạn quan tâm. Mục đích của thẻ này là thu hút sự chú ý của khách hàng vào website của bạn. Chính vì vậy, nội dung của thẻ phải đáp ứng nhiều tiêu chí. Trong đó, quan trọng nhất là ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn. 

Bên cạnh tiêu đề và sapo, thẻ meta description đóng vai trò quan trọng trong một bài viết chuẩn seo. Nếu được tối ưu tốt, nội dung bài viết sẽ thu hút một lượng lớn click, like và share. Điều này sẽ góp phần tăng thứ hạng website, tăng độ phổ biến và ảnh hưởng của bài viết trong cộng đồng. 

Xem ngay: SEO là gì? Tất tần tật những điều cần biết về SEO 2022

Thẻ meta description nên dài bao nhiêu ký tự?

Bình thường thì độ dài ký tự của thẻ meta description là không bị bó buộc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều người đang hiểu nhầm về điều này: thẻ meta description bắt buộc phải từ 155-160 ký tự và điều đó hoàn toàn sai. Bạn vẫn có thể chọn cho mình một thẻ mô tả trang dài hơn trong khoảng từ 155-300 ký tự.

Nhưng để viết meta description chuẩn Seo, bạn nên viết chúng dài không quá 155 – 160 ký tự mặc dù gần đây Google đang thử nghiệm những đoạn dài hơn.

Meta description có ảnh hưởng đến thứ hạng không?

Như chúng ta cũng biết thẻ meta description hỗ trợ Google nhận biết rõ hơn về chủ đề bài viết. Khi đó, Google sẽ giúp bài viết lên top dễ hơn.

Mặc dù Google đã công bố vào 9/2009 rằng cả mô tả meta lẫn meta keyword đều không phải là yếu tố xếp hạng của Google cho tìm kiếm trên web. Nhưng chúng được dùng để tóm tắt nội dung chính của trang web và một phần tác động đến xếp hạng của bài viết.

Thông thường, bạn sẽ thấy phần khai báo này phía dưới title bài viết hay trang web mỗi khi tìm kiếm. Nếu phần thẻ này chứa nội dung hay thì bài viết sẽ thu hút lượt click nhiều, từ đó đưa bài viết lên xếp hạng cao hơn một cách tự nhiên.

Tại sao nên tối ưu meta description?

Dù thẻ meta description giúp Google nhận biết được nội dung của trang web bạn nhưng bạn nên lưu ý, để xếp hạng cao hơn bạn cần biết cách tối ưu thẻ này.

Lưu ý: Thẻ Meta Description bạn cần tối ưu đúng tiêu chuẩn Google quy định nhưng cũng cần tối ưu cho trải nghiệm người đọc. Nếu chỉ cố gắng tối ưu cho máy tìm kiếm mà không chú ý đến người đọc thì cũng không đạt yêu cầu.

Meta description như thế nào là chuẩn SEO?

Đủ số lượng ký tự theo quy định của công cụ tìm kiếm

Để viết meta description chuẩn Seo, bạn nên viết chúng dài không quá 155 – 160 ký tự. Vì Google thực sự không đo bằng các ký tự – nó đo bằng các điểm ảnh, tức là nó sẽ cắt bỏ đoạn meta description khi đạt chiều dài nhất định.

Lưu ý rằng độ dài tối ưu sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình huống. Mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị cho người dùng và thúc đẩy tỷ lệ click. Chính vì vậy, không cần quá cứng nhắc khi áp dụng tiêu chí này. Tuy nhiên, nếu đạt chuẩn số lượng ký tự, hiệu quả SEO sẽ tốt hơn.

Chứa từ khóa bạn muốn SEO

Điều này dường như chắc chắn ai cũng cần nắm được. Bởi thử nhất để từ khóa dễ dàng trùng khớp với các từ mà người đọc muốn tìm nên bài viết có khả năng cao được hiển thị ở danh mục kết quả tìm kiếm. 

Thứ hai, nếu từ khóa tìm kiếm khớp với văn bản trong mô tả meta, Google sẽ có xu hướng sử dụng mô tả meta và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm. Điều đó sẽ làm cho liên kết liên quan nhiều hơn. 

Về mật độ từ khóa trong meta description, thông thường từ khóa sẽ xuất hiện từ 1-3 lần. Tuy nhiên, đây là một lời quảng cáo ngắn gọn và súc tích. Chính vì vậy, bạn nên để từ khóa xuất hiện một lần.

Nội dung liên quan đến trang web

Vì thẻ meta description chứa nội dung mô tả trang giúp Google nhận biết về nội dung trang nên việc nội dung liên quan đến trang web là rất quan trọng. Google sẽ phát hiện những mô tả meta lừa người truy cập click vào.

Đặc biệt, Google có thể phát hiện và phạt các trang web tạo ra các mô tả meta không ăn khớp với nội dung trang.

Do vậy bạn nên viết mô tả meta khớp với nội dung trên trang, viết chân thực không trái ngược sự thật. Như vậy time onsite sẽ thấp lại tác động tiêu cực tới xếp hạng.

Những cách tốt nhất để tối ưu Meta Description

Các meta description không chỉ cần được tối ưu mà còn cần cách viết hấp dẫn và lôi cuốn. Đây là giải pháp tốt nhất để trang web của bạn được nhiều lượt click từ phía khách hàng. Khi tạo được sức ảnh hưởng lớn, giá trị hình ảnh và thương hiệu của bạn được nâng cao. Điều này đem đến nhiều cơ hội phát triển, quảng bá và khẳng định tầm vóc thương hiệu. Chính vì vậy, hãy đầu tư và chăm chút nội dung thẻ Meta description. 

Viết nội dung thật hấp dẫn và lôi cuốn

Thẻ mô tả meta có chức năng như một lời quảng cáo. Nó thu hút người đọc đến một trang web từ SERP, do đó là một phần quan trọng của tiếp thị tìm kiếm. Việc tạo một mô tả hấp dẫn và sử dụng các từ khóa quan trọng có thể cải thiện tỷ lệ click cho một trang web.

Để tối đa tỷ lệ nhấp chuột trên các trang kết quả tìm kiếm, bạn nên sử dụng cách in đậm các từ khóa trong thẻ mô tả một cách hợp lý. Bởi điều quan trọng là Google và các công cụ tìm kiếm khác thường in đậm các từ khóa trong phần mô tả. Vậy nên khi bạn in đậm sẽ giúp chúng khớp với truy vấn tìm kiếm. Ngoài ra, văn bản in đậm này có thể thu hút đôi mắt của người tìm kiếm.

Về nội dung, thẻ meta description nên chứa những lời kêu gọi hành động tích cực hay một lời mời gọi người đọc click vào trang của bạn. Vậy nên bạn không nên viết mneta cho có mà bạn cần đầu tư sao để nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề. Không nên kêu gọi quá đà để tránh gây phản cảm, tạo tác dụng tiêu cực khi người dùng tìm kiếm. Bên cạnh đó, nội dung thẻ meta description cần phải liên quan chặt chẽ đến nội dung bài viết. Không nên viết lan man, sáo rỗng, không phù hợp với nội dung.

Tránh trùng lặp thẻ Meta Description

Để bài viết bạn nổi bật, phần meta description nên chứa nội dung không bị trùng lặp. Một cách để các mô tả meta không trùng lặp là thực hiện lập trình để tạo các mô tả meta duy nhất cho các trang tự động.

Không bao gồm dấu ngoặc kép (“)

Bất kỳ dấu ngoặc kép nào được sử dụng trong phần meta, Google sẽ cắt mô tả đó tại dấu ngoặc kép trên trang kết quả tìm kiếm. Để tránh điều này xảy ra, cách tốt nhất của bạn nên xóa tất cả các ký tự không phải chữ và số trong mô tả meta. Tránh sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ mô tả để tránh bị cắt ngắn khi xuất hiện trên SERP.

Đôi khi không nên viết meta description

Khi website của bạn hướng đến dạng bài viết có lưu lượng truy cập từ khóa dài (ba hoặc nhiều từ khóa). Trường hợp này bạn không cần sử dụng meta description mà nên để công cụ tìm kiếm tự quyết định chọn văn bản cho mô tả meta. Bởi các công cụ tìm kiếm chọn một mô tả meta, họ luôn hiển thị các từ khoá và các cụm từ xung quanh mà người dùng đã tìm kiếm.

Trong những trường hợp hy hữu, khả năng viết meta của bạn có hạn làm giảm sự hấp dẫn cho trang web. Thậm chí, điều này còn làm giảm sự liên quan đến các từ khóa. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể không viết nội dung thẻ. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn cần cải thiện khả năng viết nội dung thẻ Meta description. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng tích cực lên website của bạn. 

Lưu ý: Công cụ tìm kiếm sẽ có trường hợp không sử dụng đến meta description của bạn trong HTML. Điều này không thể lường trước được, bởi trong trường hợp Google nghĩ rằng mô tả meta hiện không đáp ứng đầy đủ truy vấn của người dùng và xác định một đoạn trên trang phù hợp hơn với truy vấn của người tìm kiếm.

Xem ngay: Cách viết bài chuẩn SEO – Bí kíp “vàng” cho những ai muốn có những bài viết đột phá

Tổng kết

Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy thẻ meta description cho trang web là một trong những yếu tố SEO Onpage quan trọng. Khi được tối ưu tốt, nó sẽ giúp bạn cải thiện khả năng click qua các trang kết quả, cũng như trên website hoặc khi chia sẻ qua social. Điều này giúp cải thiện hiệu quả thứ hạng của website trên bảng xếp hạng của Google. Chúc bạn thành công trong quá trình tối ưu thẻ Meta description và đạt kết quả SEO cao nhất! 

Bài viết liên quan

DMCA là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký DMCA cho website?

Hiện nay, xu hướng phát triển website tập trung chủ yếu vào chất lượng nội dung. Nhưng nếu không biết cách bảo vệ tác quyền nội dung thì sẽ rất dễ bị đánh cắp. Hoặc bị sao chép bản quyền. Vì thế, đây chính là lúc bạn cần đăng ký DMCA bảo vệ cho website của mình. Nếu bạn đang tìm hiểu DMCA là gì và làm thế nào để đăng ký DMCA cho website. Hãy cùng muabacklink.vn tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

DMCA là gì?

DMCA là từ được viết tắt bởi cụm từ Tiếng Anh Digital Millennium Copyright Act. Nghĩa là đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ Google.

Mục đích của đạo luật này là bảo vệ quyền tác giả của các tác phẩm kỹ thuật số trên mạng. DMCA bảo vệ các nội dung bao gồm video, hình ảnh, nội dung bài viết. 

Thêm vào đó là các ứng dụng và chương trình chính bạn tạo ra. Đồng thời xử phạt nghiêm đối với hành vi có chủ đích ăn cắp bản quyền. Như sao chép, bẻ khóa hay vi phạm bản quyền tác giả…

Ví dụ: Nếu trang web của bạn đã được đăng ký DMCA. Các bài viết trên web do bạn sáng tạo nên. Nhưng lại có một bên web khác có ý định sao chép lại y hệt toàn bộ để đăng lên web họ. Lúc này, bài viết của bạn đã được đăng ký bản quyền DMCA. Nên bạn có thể hoàn toàn có quyền báo cáo về hành vi ăn cắp chất xám để Google xử phạt.

Ngược lại, trong trường hợp bạn chưa đăng ký DMCA, Google chưa kịp index bài viết mới của bạn. Nhưng web copy bài của bạn lại đăng ký DMCA trước nên được Google index trước. Lúc này, vô tình bạn lại không thể báo cáo bản quyền được nữa. Thậm chí còn bị web đó kiện ngược lại.

Chính vì thế, lời khuyên chân thành tốt nhất là bạn hãy đăng ký DMCA sớm. Để có thể bảo vệ chất xám của mình. Hạn chế tối đa việc bị đánh cắp hoặc sử dụng trái phép. Nhằm giúp giải quyết một cách nhanh chóng những vấn đề tranh chấp. Và bảo vệ bản quyền nội dung người dùng đã đăng ký DMCA. Bạn cần thêm một đoạn code và web có chứa nội dung muốn bảo vệ.

Thông qua đó, DMCA sẽ thiết lập chứng nhận. Nếu bạn phát hiện bất kỳ bên nào có nội dung ăn cắp từ web của bạn. Hãy báo ngay với DMCA để họ thông báo với quản lý web đó. Trường hợp người phụ trách đó không có phản hồi nào. DMCA sẽ có nhiệm vụ thông báo tới bên cung cấp dịch vụ OSP/ISP. Để họ có hướng xử lý kịp thời.

Xem ngay: SEO mũ trắng là gì? Vì sao nên theo SEO mũ trắng?

Những nội dung mà DMCA bảo vệ

DMCA có trách nhiệm bảo vệ bản quyền bao gồm:

  • Hình ảnh
  • Các video
  • Đồ họa tự thiết kế
  • Các văn bản do bạn sáng tạo
  • Các ứng dụng tự thiết kế
  • Các chương trình mà bạn viết
  • Hồ sơ cá nhân của bạn hoặc doanh nghiệp/ công ty.

Làm thế nào để biết được các website bị dính DMCA

Hãy lên Google kiểm tra xem các trang web nào bị cáo buộc dính DMCA. Toàn bộ các website bị report từ Google sẽ được liệt kê đầy đủ. Trong đó các mục khám phá dữ liệu sẽ gồm những thông tin chi tiết sau:

  • Chủ sở hữu nội dung bản quyền
  • Tổ chức báo cáo
  • Tên miền được chỉ định
  • Địa chỉ URL được yêu cầu.

Những năm gần đây, một số các trang web lớn tại nước ta bị dính DMCA. Kết quả là những trang web đó không còn được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm như trước nữa. Bên cạnh đó còn có rất nhiều trang web bị Google áp dụng hình phạt. Do bị phạm bản quyền DMCA.

Không chỉ riêng Google. Mà phần đa các dịch vụ được cung cấp bởi các công ty hàng đầu Hoa Kỳ. Đều không chấp nhận các nội dung vi phạm bản quyền DMCA.

Chẳng hạn Google Adsense hay chương trình tiếp thị liên kết Amazon Associates. Đều không chấp nhận những nội dung vi phạm bản quyền và nội dung sao chép từ người khác. Thậm chí họ cũng không chấp nhận web có chất lượng nội dung thấp.

Có nên dùng DMCA hay không?

Với những người nắm vai trò admin website. Để tránh các mối nguy hiểm rình rập ảnh hưởng đến web của mình. Thì việc đầu tiên cần làm là đăng ký DMCA. Mục đích của việc này là để bảo vệ web khỏi những kẻ muốn copy nội dung, chất xám. Vì thế bạn cần cài DMCA theo hướng dẫn đăng ký từ đơn vị cung cấp uy tín.

Bên cạnh đó, việc đăng ký DMCA còn giúp bảo vệ bạn khỏi những chiêu trò report DMCA. Gây ra bởi những kẻ SEO mũ đen. 

Hơn nữa, trong một số trường hợp bạn sở hữu nội dung sáng tạo, độc đáo. Nhưng lại bị những kẻ sao chép nội dung đăng ký DMCA trước. Sau đó họ quay lại report website của bạn. Lúc đó, nghiễm nhiên web của bạn bị đánh bản quyền.

Chính vì thế, bạn cần ghi nhớ rằng. Điều đầu tiên khi khởi tạo bất kỳ web nào là tìm hiểu cách để đặt DMCA. Hiểu được DMCA thế nào và ứng dụng nó ngay lập tức. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ được công cụ này bảo vệ web an toàn.

Bên cạnh đó, bạn cũng tránh được những rủi ro không đáng có kể trên. Nếu phát hiện có kẻ copy không ghi nguồn thì bạn chỉ cần report cho DMCA là được.

Cách đăng ký DMCA đơn giản

Đầu tiên, bạn cần đăng ký thành viên tại DMCA. Điều này thực hiện bằng cách truy cập vào web chính thức của DMCA và nhấn Sign up. Sau đó, điền thông tin cá nhân, email trong mục Register Your Badge.

Sau khi đã hoàn tất toàn bộ các thông tin. Bạn nhấn vào Sign up để bắt đầu đăng ký DMCA miễn phí. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng bản trả phí với nhiều tiện ích kèm theo.

Tiếp đó, chọn logo DMCA và màu sắc bạn thích để thêm vào website mình. Sau đó, copy phần code của DMCA cung cấp tại mục Embed Your Badge.

Kết quả sau khi copy về web, logo DMCA sẽ xuất hiện. Như vậy, việc đăng ký DMCA cho web của bạn đã hoàn tất.

Kiểm tra xem web có bị dính DMCA hay không

Bạn có thể kiểm tra xem web đã dính DMCA chưa theo danh sách của Google https://transparencyreport.google.com/copyright/overview?hl=vi. Tất cả các trang bị report lên Google đều sẽ được liệt kê. Truy cập “ Khám phá dữ liệu”, bạn sẽ xem được toàn bộ các thông tin bao gồm:

  • Chủ sở hữu của bản quyền
  • Tổ chức thực hiện báo cáo
  • Miền được chỉ định
  • URL được yêu cầu.

Bạn chỉ cần nhập tên miền vào ô “Tìm kiếm” để có thể kiểm tra tên miền của web bạn. Hoặc tên miền web nào đó có bị dính DMCA hay không.

Cách báo cáo DMCA đơn giản

Cách tốt nhất là bạn nên liên hệ chủ sở hữu web vi phạm bản quyền của bạn. Bạn có thể yêu cầu, đề nghị họ gỡ nội dung mang tính vi phạm. Nếu họ không chịu xóa thì hãy cho họ biết bạn sẽ report. Đồng thời gửi cho họ những thông tin về hậu quả của việc vi phạm này. Nếu họ không chịu hợp tác thì bạn có thể báo cáo vi phạm.

Dưới đây là 3 cách báo cáo vi phạm DMCA thông dụng nhất:

Xem ngay: Schema là gì? Những loại Schema nào phổ biến nhất hiện nay?

Báo cáo lên nhà cung cấp dịch vụ Hosting

Nếu bạn thành công thì nội dung vi phạm bản quyền sẽ bị xóa. Nếu không thì bạn có thể báo lên Google để nhanh chóng gỡ khỏi xếp hạng tìm kiếm.

Report lên Google

Bạn chỉ cần truy cập trang “xóa nội dung khỏi Google”. Sau đó thực hành theo hướng dẫn. Dù Google không có quyền hỗ trợ gỡ nội dung trên trang bị report. Nhưng nếu bạn báo cáo thành công thì trang đó sẽ bị xóa khỏi trang kết quả tìm kiếm của Google.

Sử dụng dmca.com

Đôi khi truy cập vào một web bất kỳ, bạn sẽ thấy biểu tượng DMCA Protected. Đây là huy hiệu điển hình được ấp bởi dmca.com. Một dịch vụ chuyên bảo vệ bản quyền nội dung của bạn. Họ có thể giúp bạn gỡ xuống các nội dung vi phạm bản quyền.

Bạn có thể truy cập website tham khảo thêm thông tin chi tiết. Cùng với các dịch vụ cũng như cách đăng ký nếu có nhu cầu.

Tổng kết

Việc đăng ký DMCA cho web là giải pháp tốt nhất để bảo vệ tác phẩm của mình. Tránh các hành vi sao chép hay copy. Đồng thời giải quyết được vấn nạn sao chép nội dung phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ DMCA là gì và cách đăng ký DMCA cho web. Từ đó sẽ bảo vệ được bản quyền nội dung trên website của bạn tốt nhất.

Bài viết liên quan